Quảng Ninh đạt nhiều thành tựu ấn tượng trong xây dựng nông thôn mới
(THPL) - Với cách làm linh hoạt, sáng tạo, đột phá cùng sự đồng hành hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận tham gia tích cực của nhân dân, sau 12 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
Tin liên quan
- Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn
Dự báo thời tiết ngày 10/12: Bắc Bộ tăng nhiệt trước khi đón rét đậm, rét hại
Triển khai thi công cầu Đại Ngãi 1 với mức đầu tư hơn 3.900 tỷ đồng
Thanh Hóa là tỉnh dẫn đầu GPMB đầu tư xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 3
Dự báo thời tiết ngày 9/12: Bắc Bộ giá rét, vùng núi dưới 10 độ C
» Hưng Yên thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
» Việt Nam thúc đẩy sản xuất tại khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo
» Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ngày 8/2, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến năm 2022 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2023-2025.
Sau 12 năm thực hiện 2 chương trình, Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Cụ thể, đối với chương trình xây dựng NTM, hiện toàn tỉnh có 98/98 xã đạt chuẩn NTM, đạt 100% (cả nước đạt 73,06%); có 56/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 57,1% (cả nước có 937 xã, đạt 11,4%); có 26/98 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt 26,5% (cả nước có 110 xã, đạt 1,34%); 13/13 đơn vị huyện đạt chuẩn NTM, đạt 100% (cả nước có 255 huyện, đạt 39,6%). Hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản đạt các nội dung theo bộ tiêu chí quốc gia tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Với chương trình giảm nghèo, Quảng Ninh đã hoàn thành trước 3 năm Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và đã chuyển sang thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh cao hơn mức chuẩn nghèo chung của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đến hết năm 2021 đạt 52,5 triệu đồng, tăng 13,88% so với năm 2020.
Đánh giá cao kết quả ấn tượng của tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Phó Trưởng BCĐ các chương trình MTQG Trung ương nhấn mạnh: Các chương trình mục tiêu quốc gia đã tạo được không khí xây dựng NTM và giảm nghèo trên khắp vùng nông thôn Quảng Ninh, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét; đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Những kết quả đáng tự hào của tỉnh đã được Trung ương, các tỉnh khác ghi nhận và lựa chọn mô hình để nhân rộng khi là tỉnh đầu tiên của miền Bắc có huyện đạt chuẩn NTM; huyện đảo đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn NTM; xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đầu tiên cả nước.
Bộ trưởng Hầu A Lềnh nêu rõ, những kết quả ấn tượng của tỉnh Quảng Ninh cho thấy những cách làm sáng tạo, đột phá, quyết tâm, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như thực hiện của tỉnh; điều đó không phải địa phương nào cũng thực hiện được. Quảng Ninh đã ban hành được hệ thống cơ chế chính sách hết sức phong phú, đa dạng; thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực, đa dạng hóa các nguồn lực, ngoài nguồn lực từ ngân sách đã huy động rất hiệu quả nguồn lực xã hội từ người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các nguồn lực khác.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc mong muốn thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục làm tốt hơn để khi thực hiện các chương trình đảm bảo đồng bộ, mang lại hiệu quả tốt hơn cho người dân, vừa đạt hiệu quả NTM, vừa nâng cao cuộc sống của người dân, tạo đà cho Quảng Ninh tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành quả trên chặng đường xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, gắn với đô thị văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân những năm tiếp theo.
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh đã chia sẻ một số bài học kinh nghiệm trong xuyên suốt thời gian qua của Tỉnh trong việc thực hiện 2 chương trình MTQG về xây dựng NTM và giảm nghèo. Đó là phải bắt đầu từ tư duy, Tỉnh đã thực sự đổi mới toàn diện, mạnh mẽ tư duy phát triển, nhất là tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau; kiên trì thực hiện chủ trương quy hoạch đi trước một bước, trong đó khai thác tốt lợi thế cạnh tranh tạo ra từ các hệ thống giao thông chiến lược, đồng bộ đã và đang hoàn thành để thúc đẩy mạnh mẽ liên kết vùng, nội vùng, hình thành các vùng động lực, hành lang phát triển mới để đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp, đổi mới tổ chức phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và ở nông thôn.
Trong huy động và tổ chức nguồn lực, tỉnh đã kiên trì thực hiện chủ trương lấy đầu tư công kích hoạt các nguồn vốn xã hội từ các thành phần kinh tế khác. Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để khuyến khích phát triển sản xuất, hỗ trợ các địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn để góp phần thu hẹp khoảng cách xây dựng NTM; đổi mới tư duy gắn kết chặt chẽ, hài hoà phát triển giữa đô thị với xây dựng NTM, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng, giữa phát triển công nghiệp-dịch vụ với phát triển nông nghiệp; phát huy dân chủ, ý chí tự lực, tự cường, ý chí vươn lên của cán bộ, nhân dân. Trong tổ chức thực hiện luôn đề cao yếu tố đổi mới, sáng tạo, sự gương mẫu của người đứng đầu, của các địa phương cấp huyện, cấp xã các đơn vị.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh: Bước sang giai đoạn mới của chương trình NTM và giảm nghèo với các yêu cầu cao hơn, cũng chính là đòi hỏi trách nhiệm mới, quyết tâm mới của mỗi địa phương, mỗi đơn vị không chỉ trong giai đoạn 2023-2025 mà phải tầm nhìn xa hơn. Mục tiêu quan trọng nhất là thu nhập, đời sống người dân phải thực sự được nâng cao. Đến năm 2025, thu nhập bình quân năm của người dân khu vực nông thôn đạt trên 5.000 USD và tới năm 2030 là đạt khoảng 8.000-10.000 USD; tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo đúng quy chuẩn. Tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng NTM kiểu mẫu, NTM thông minh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; người nông dân và cư dân nông thôn có thu nhập cao, đời sống hạnh phúc và thịnh vượng.
Lê Quân
Tin khác
-
Katakill: Thuốc trừ sâu sinh học thay đổi "cuộc chơi" trên đồng ruộng Việt Nam
-
Soi loạt “hàng hiệu” của ngành khách sạn đang đổ bộ Phú Quốc
-
VPBankS Talk 04 “Vững vàng vượt sóng gió”: Nơi khai mở ý tưởng đầu tư cho năm 2025
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 10/12: Nhẫn trơn và vàng miếng SJC bật tăng, USD quanh mốc 106
-
Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn
-
Dự báo thời tiết ngày 10/12: Bắc Bộ tăng nhiệt trước khi đón rét đậm, rét hại
Tuyển Việt Nam thắng đậm Lào, tạm xếp trên Indonesia
(THPL) - Tối 9/12 tại Viêng Chăn, Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng với tỷ số 4-1 trước Lào trong trận ra quân tại bảng B AFF Cup 2024.10/12/2024 07:15:34Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng 2024: Đoàn Việt Nam giành ngôi vô địch
(THPL) - Kết thúc Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024, Đoàn vận động viên chủ nhà (Hiệp hội thể thao CAND Việt Nam) đã xuất sắc...10/12/2024 09:17:14Ngành du lịch Quảng Ninh tăng tốc, sớm hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách
(THPL) – Hiện nay, ngành du lịch Quảng Ninh đang nỗ lực triển khai thực hiện nhiều giải pháp để hiện thực hoá mục tiêu đón 19 triệu...09/12/2024 20:35:57Việt Nam đã xuất khẩu hơn 90.000 tấn quế, thu về gần 250 triệu USD
(THPL) - Tính chung 11 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 90.270 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 249,2 triệu USD.09/12/2024 19:37:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024
(THPL) - Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. - Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
- Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024