Quảng Ninh chú trọng cải thiện chất lượng và thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý hành chính
(THPL) - Năm 2024, chuyển đổi số của các sở, ngành và địa phương Quảng Ninh đã đạt sự tiến bộ rõ rệt với tỷ lệ tăng từ 9,1% đến 21%. Đây là những tín hiệu tích cực trong việc cải thiện chất lượng quản lý hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 do UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngày 15/3 vừa qua.

Qua báo cáo đánh giá, phân tích kết quả các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI năm 2024 của các cơ quan, đơn vị, địa phương có sự thay đổi, cải thiện rõ nét.
Cải thiện chất lượng quản lý hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp
Giá trị chỉ số cải cách hành chính tăng 1,27 điểm % so với năm 2023 và đạt 87,12 điểm %; tỷ lệ đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 95,97%, tăng 0,69% so với năm 2023; chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ngành, địa phương có 2/3 khối có giá trị đạt được tăng lên; chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện đạt 92,29% điểm, tăng 1,29% điểm so với năm 2023; mức độ chuyển đổi số của các sở, ngành, địa phương đều có tỷ lệ đạt được tăng từ 9,1% điểm đến 21% điểm.
Chỉ số PAR INDEX (Public Administration Reform Index) là chỉ số đánh giá hiệu quả cải cách hành chính ở khối sở, ban, ngành. Theo kết quả công bố, Sở Nội vụ là đơn vị dẫn đầu, đứng thứ 2 là Sở Khoa học và Công nghệ, thứ 3 là Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ở khối địa phương, thành phố Hạ Long dẫn đầu; tiếp đến là thành phố Đông Triều, huyện Tiên Yên...
Ở khối các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh dẫn đầu; thứ 2 là Bảo hiểm xã hội tỉnh; thứ 3 là Công an tỉnh; thứ 4 là Cục thuế tỉnh.

Chỉ số SIPAS (Satisfaction Index of Public Administrative Services) là chỉ số đo lường mức độ hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Kết quả cho thấy Sở Tư pháp dẫn đầu khối sở, ban, ngành; thứ 2 là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thứ 3 Sở Công Thương.
Riêng khối địa phương, thành phố Cẩm Phả dẫn đầu; thứ 2 là huyện Hải Hà; thứ 3 là thành phố Uông Bí; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh dẫn đầu Chỉ số SIPAS khối các cơ quan Trung ương; tiếp theo là Cục Hải quan tỉnh; Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh; Công an tỉnh.
Chỉ số DDCI (Department and District Competitiveness Index) là chỉ số này đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và huyện. Kết quả khối sở, ban, ngành, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh dẫn đầu; thứ 2 Sở Khoa học và Công nghệ; thứ 3 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thành phố Hạ Long đứng đầu ở khối địa phương; thứ 2 là huyện Hải Hà; thứ 3 là huyện Bình Liêu.
Cục Hải quan tỉnh dẫn đầu Chỉ số DDCI khối các cơ quan Trung ương; thứ 2 là Cục Thuế tỉnh; thứ 3 là Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh;


Chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện DGI (Distric Governance Index) đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Theo kết quả công bố, dẫn đầu là huyện Cô Tô; thứ 2 là huyện Ba Chẽ; thứ 3 là huyện Bình Liêu; thứ 4 là thành phố Cẩm Phả.
Chỉ số DTI (Digital Transformation Index): dẫn đầu là thành phố Hạ Long; thứ 2 là thành phố Uông Bí; thứ 3 là thị xã Quảng Yên.
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, tỉnh Quảng Ninh vẫn còn những thách thức trong quá trình triển khai cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh và chuyển đổi số. Một trong những vấn đề đáng chú ý là tình trạng chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính. Theo khảo sát, có 2,20% số người dân phản ánh về việc hồ sơ của họ bị giải quyết trễ hẹn.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vẫn phản ánh tình trạng chi phí không chính thức còn tồn tại, chiếm tỷ lệ 31,32%. Dù tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát và giảm thiểu chi phí không chính thức, nhưng vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để ở một số lĩnh vực, đặc biệt là trong các thủ tục liên quan đến đất đai và xây dựng. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc phát triển sản xuất kinh doanh và tiếp cận nguồn lực.
Quảng Ninh bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính
Trước thực trạng trên, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai 7 nhiệm vụ, nổi bật là thực hiện nghiêm túc Kết luận 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị; chủ động nghiên cứu, đề xuất cụ thể các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để bảo đảm các nhiệm vụ triển khai được thông suốt, thuận lợi, không bỏ sót nhiệm vụ, địa bàn quản lý.
Bên cạnh đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm chính trị, nỗ lực, hành động của người đứng đầu trong thực hiện cải cách hành chính; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở; loại bỏ ngay những quy định, TTHC đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, Nhân dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.
Trong bối cảnh mới, tình hình mới, đội ngũ cán bộ, công chức tăng cường đoàn kết, thống nhất, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao chất lượng thực thi công vụ và cải thiện chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; kịp thời tham mưu tháo gỡ những "điểm nghẽn", vướng mắc trong triển khai các nhiệm vụ cụ thể; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân, doanh nghiệp.
Cùng với đó, tiếp tục quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính công thông qua hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc; hệ thống thông tin quản lý nợ; hệ thống quản lý thuế tập trung; hệ thống thông quan tự động… Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý tài chính - ngân sách, thúc đẩy cải cách hành chính.
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đức Ấn cũng yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức hội nghị phân tích, đánh giá để nghiêm túc nhận diện về những tồn tại, hạn chế; xác định trách nhiệm của đơn vị, cá nhân và có các giải pháp tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh và chuyển đổi số; chủ động rà soát, triển khai các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm các nhiệm vụ không bị bỏ sót.
Sở Nội vụ, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục rà soát, sửa đổi các Bộ Chỉ số bảo đảm phù hợp với tình hình mới sau khi có mô hình chính quyền địa phương mới.
Lê Quân
Tin khác
Những dấu ấn “đầu tiên”, “nhất” và “cuối cùng” của Vinhomes Wonder City
Tập đoàn Thụy Điển dự kiến đầu tư 1 tỷ USD xây tổ hợp tái chế vải công nghệ cao tại Việt Nam
Thanh Hóa sắp có hơn 700 căn hộ nhà ở xã hội tại phường Quảng Thành
Giá vàng và ngoại tệ ngày 24/4: Vàng SJC tiếp tục tăng
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm ANTT dịp Lễ 30/4 - 1/5
Bộ Y tế đề nghị thu hồi toàn quốc 12 loại sữa bột giả
Dự báo thời tiết ngày 24/4: Bắc Bộ mưa dông về chiều tối, Trung Bộ nắng gay gắt
(THPL) - Hôm nay 24/4, khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa rào và dông. Trong khi đó, khu vực Trung Bộ tiếp tục chịu ảnh hưởng...24/04/2025 07:13:55Tạm dừng chuyên chở xe ô tô qua phà Đồng Bài, Hải Phòng dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
(THPL) - Hải Phòng thông báo tạm dừng xe ô tô qua bến phà Đồng Bài sang đảo Cát Bà từ 26/4 đến 4/5 và các ngày nghỉ cuối tuần từ 10/5 - 30/7...24/04/2025 07:21:32Hải Phòng tổ chức hội thảo về phát triển du lịch đường thủy
(THPL) - Ngày 22/4, tại khách sạn Pullman Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường...24/04/2025 09:44:09Chương trình khai mạc du lịch hè Cô Tô năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26/4
(THPL) - Theo kế hoạch, chương trình Khai mạc du lịch hè năm 2025 với chủ đề “Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời” sẽ diễn ra vào 20h ngày...24/04/2025 07:18:28