Phòng trưng bày hàng thật - giả thu hút trên 500 sản phẩm được bảo hộ tại Việt Nam
(THPL) - Tại phòng trưng bày “Nhận diện nhãn hiệu được bảo hộ” trưng bày trên 500 sản phẩm thuộc các lĩnh vực như: hóa - mỹ phẩm; thực phẩm chức năng; thời trang; giày dép, trang sức...Đây là những nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường Việt Nam.
Tin liên quan
» Vĩnh Phúc: Thu giữ gần 7000 sản phẩm hàng hóa nghi giả nhãn hiệu Nike, Louis Vuitton
» Thái Bình: Phát hiện hơn 1,3 tấn hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Nike và Adidas
» Chuyển Công an TP HCM vụ buôn bán xe máy có dấu hiệu giả nhãn hiệu
Ngày 11/10, Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức Khai trương “Không gian truyền thống Quản lý thị trường” nhân dịp 5 năm thành lập Tổng cục (12/10/2018 - 12/10/2023) tại Trụ sở Tổng cục, đồng thời mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện nhãn hiệu được bảo hộ” tại địa chỉ 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Theo đó, tại phòng trưng bày “Nhận diện nhãn hiệu được bảo hộ” trưng bày trên 500 sản phẩm thuộc các lĩnh vực như: hóa - mỹ phẩm; thực phẩm chức năng; thời trang; giày dép, trang sức; phụ tùng ô tô, xe máy; hàng tiêu dùng, sữa, nông sản… thuộc các nhãn hiệu như Honda, Yamaha, Piaggio, Huyndai, Abbott, Unilever, Johnson’s Baby, Top to Toe, Sunsilk, Clear, Pantene... Đây là những nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường Việt Nam.
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh, trên thực tế, ở nước ta không hiếm gặp các nhãn hiệu có tên tuổi bị xâm phạm dưới các hình thức như sao chép, bắt chước kiểu dáng, mẫu mã gần giống hoặc tương tự, gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng và làm tổn hại đến kinh tế và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Phòng trưng bày được tổ chức nhằm mục đích giúp người tiêu dùng nắm được các thông tin cơ bản về các sản phẩm, nhãn hiệu đăng ký bảo hộ; lợi ích của việc nhãn hiệu được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Đặc biệt, Tổng cục QLTT mong muốn khách tham quan chủ động tiếp cận các thông tin, phân biệt, nhận diện sản phẩm từ đó nâng cao kỹ năng, kiến thức trong việc lựa chọn sản phẩm, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Theo ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa được xem là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ nhãn hiệu hàng hóa, tạo sân chơi lành mạnh giữa các nhà sản xuất. Đặc biệt, việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa còn góp phần đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, giúp người tiêu dùng thoát khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng.
Theo số liệu của Tổng cục Quản lý thị trường, 8 tháng năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 52.613 vụ (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022), phát hiện, xử lý 37.960 vụ vi phạm (tăng 36%), thu nộp ngân sách trên 344 tỷ đồng (tăng 59%). Chuyển Cơ quan điều tra 139 vụ có dấu hiệu hình sự (tăng 70%); Trị giá hàng hóa tịch thu gần 143 tỷ đồng; Trị giá hàng hóa tiêu hủy và buộc tiêu hủy 93 tỷ đồng. Trong đó, số vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Việc mở cửa phòng trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả với chủ đề “Nhận diện nhãn hiệu được bảo hộ” được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc mua sắm các sản phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.
Phòng trưng bày sẽ mở cửa đón khách tham quan miễn phí từ ngày 11/10 - 17/10/2023.
Tú Anh (t/h)
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt