16:01 ngày 14/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Ông thương binh và cây đàn nhị

08:39 28/07/2019

(THPL) - Thương binh Nguyễn Hồng Sản năm nay tuổi đã 80. Ông Sản là thương binh 2/4 ở làng La Hào, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Ông nổi tiếng với cây đàn nhị của đội văn nghệ xã, huyện. Là thương binh luôn lạc quan, yêu đời, chứng tỏ bản thân tàn nhưng không phế.

Tình yêu say mê với cây đàn nhị

Ông Nguyễn Hồng Sản là người yêu văn nghệ và có tình yêu đặc biệt với cây đàn nhị. Năm 17 tuổi, ông đã tham gia đội văn nghệ của xã, huyện. Nhạc cụ nào ông cũng yêu, cũng sử dụng thành thạo. Riêng đàn nhị thì ông say mê từ ngày còn trẻ đến tận bây giờ.

Năm 1965 ông Nguyễn Hồng Sản chia tay đội văn nghệ, chia tay cây đàn nhị để lên đường nhập ngũ. Hai năm ở ngoài Bắc ông đều tham gia văn hóa văn nghệ của đơn vị. Ngoài tiếng đàn nhị ngọt ngào, ông còn rất có duyên đóng các vai bà mẹ nông thôn tiễn con lên đường nhập ngũ, hoặc bà mẹ lam lũ với đồng ruộng.

Ông Sản và tình yêu với cây đàn nhị. 

Năm 1967 ông Sản hành quân vào chiến trường miền Nam, sau đó lại cùng đồng đội sang giúp bạn bên chiến trường Lào. Cây súng, cây nhị theo ông suốt cả cuộc đời binh nghiệp. Những ngày ở bên Lào, nhiều lần ông cùng cây đàn nhị giao lưu văn nghệ với bộ đội và con gái Lào. Tiếng nhị của ông cất lên những bài dân ca Việt Nam và dân ca Lào lay động cảm xúc người nghe.

Ông Sản tâm sự: “Cây đàn nhị đã theo tôi từ hồi nhỏ đến tận bây giờ. Tiếng đàn nhị đã gắn liền với biết bao câu ca, câu chèo về tình làng, nghĩa xóm, tình yêu quê hương, đất nước mộc mạc, chân thành. Dù ở thời chiến hay thời bình tôi vẫn giữ tình yêu của mình với cây đàn nhị trước sau như một.”

Ông thương binh tàn nhưng không phế

Kể lại những kỉ niệm hồi ở chiến trường, bây giờ ông Sản vẫn xúc động nghẹn ngào. Cuối năm 1969 trong một trận đấu quyết liệt, ông bị thương nặng. Một bên chân của ông vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất thượng Lào.

Sau ngày vết thương tạm ổn định, ông Nguyễn Hồng Sản rời đoàn an dưỡng trở về quê hương với đôi nạng và nhiều vết thương trên người. Cứ ngỡ đã tàn là phế nhưng ông đã xóa bỏ những mặc cảm, xóa bỏ nỗi đau vết thương và quên đi tất cả bệnh tật đang nhức nhối để vượt lên chính mình.

Ông học và bắt đầu làm nghề cắt tóc, may khâu để thêm nguồn thu nhập và có điều kiện gặp gỡ, giao lưu với bạn bè. Năm 1998 làng ông thành lập CLB văn hóa. Trong đó có tổ thơ văn nghệ và sinh vật cảnh. Ngay ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Hồng Sản được bầu vào ban chủ nhiệm CLB , phụ trách tổ nhạc công., tổ trưởng tổ kĩ thuật sinh vật cảnh và trong ban biên tập CLB thơ.

Ông Sản cùng bà xã.

Từ đó đến nay đã 20 năm ông liên tục say sưa hoạt động, công tác văn hóa và xã hội. Đôi nạng đã đưa ông đi làm đẹp biết bao nhiêu cây cảnh trong làng, trong xã và đắp được hàng chục hòn non bộ có giá trị cho các hội viên và bạn bè gần xa.

Ngoài tích cực trong hoạt động công tác xã hội của xã ông còn nhiệt tình sôi nối sinh hoạt ở Hội văn học nghệ thuật huyện và Hội đồng ngũ, Hội chiến trường Lào.

Riêng về văn nghệ, từ ngày có CLB ông càng say mê với cây đàn nhị, say mê với chiếu chèo của làng, xã. Lần nào đi giao lưu văn hóa văn nghệ, ông cũng có thơ để đọc và thường xuyên kéo nhị cho con gái, con dâu ngâm thơ, hoặc cho vợ thể hiện một khúc ca chèo. Mỗi lần chuẩn bị cho đêm diễn để phục vụ hội diễn là cả gia đình ông bận rộn. Tình yêu với cây đàn nhị, vượt lên nỗi đau bệnh tật để làm theo lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế” ông là tấm gương sáng cho mọi người yêu mến và cảm phục.

Lê Huyền

Ngân An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu