00:37 ngày 02/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nửa đầu năm, gần 67.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

22:37 26/07/2019

(THPL) - Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 66.983 lao động, đạt 55,82% kế hoạch năm 2019.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH, chỉ tính riêng tháng 6/2019, Đài Loan là thị trường có sức hút nhất đối với lao động Việt Nam với 6.405 người, trong đó nữ chiếm 2.886 người. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản với 5155 người; Hàn Quốc là 631 người; Rumania là 307 người; Ả rập - Xê út là 86 người...

 

Ảnh minh họa

Trước đó, theo số liệu báo cáo 5 tháng đầu năm 2019, Đài Loan và Nhật Bản là hai thị trường hiện tiếp nhận lao động Việt Nam với quy mô lớn nhất, chiếm gần 91% tổng số lao động đi trong 5 tháng đầu năm. Khu vực các nước châu Âu có xu hướng gia tăng thị phần.

Bên cạnh đó, có sự suy giảm đáng kể về quy mô lao động sang thị trường một số nước tại khu vực Trung Đông (UAE, Qatar, Cô Oét) là một thực trạng cần được nghiên cứu, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp hơn trong thời gian tới với định hướng gia tăng hơn nữa lao động cung ứng vào các thị trường này.

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 66.983 lao động đạt 55,82% kế hoạch năm 2019, trong đó thị trường: Nhật Bản: 33.549 lao động, Đài Loan (Trung Quốc): 27.137 lao động, Hàn Quốc: 3.521 lao động, Rumania: 1.021 lao động, Ả rập - Xê út: 575 lao động, Malaysia: 274 lao động.

Năm 2019, kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 120.000 lao động. Như vậy, trong 6 tháng cuối năm, Việt Nam sẽ đưa khoảng 53.000 lao động đi làm việc ở các thị trường nước ngoài.

Cũng theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, 6 tháng đầu năm, Nhật Bản là thị trường thu hút đông lao động Việt Nam nhất với 33.549 lao động.

Trước đó, hồi đầu tháng 7/2019, Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ Tư pháp Nhật Bản đã trao nhau Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản với mục đích tăng cường bảo hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phái cử, tiếp nhận lao động đặc định trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật của hai nước.

Nam Phong

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu