Người đàn ông giàu nhất trong lịch sử có nhiều tiền của đến mức nào?
(THPL) - Vua Musa Keita I, hay còn gọi là Mansa Musa, được cho là người giàu nhất trong lịch sử nhân loại, có khối tài sản khổng lồ.
Người đàn ông quyền lực ấy tên là Mansa Musa (1280 – 1337), quốc vương của đế quốc Mali. Hơn 700 năm trước, khi châu Âu còn chìm trong bóng tối của các cuộc chiến tranh và sự nghèo khổ thì ở châu Phi, sự hưng thịnh của vương quốc Mali đã mang đến cho một người đàn ông tài sản kếch xù và sự giàu có chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Nhiều sử gia đều đồng ý rằng Mansa Musa là người giàu có nhất mọi thời đại. Khối tài sản khổng lồ đến mức 400 tỷ USD, có được từ việc kiểm soát nhiều vùng đất có tài nguyên phong phú, đặc biệt là vàng,
Trong thời gian nắm quyền, Mansa Musa mở rộng khá nhiều lãnh thổ. Ông sáp nhập thành phố Timbuktu và tái thiết lập quyền lực ở Gao. Đế chế của ông trải dài hơn 3.200 km, bao phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ ngày nay như: Mauritania, Senegal, Gambia, Guinea, Burkina Faso, Mali, Niger, Nigeria, và Chad
Lần đầu tiên Mansa Musa cho cả thế giới biết đến tài sản khổng lồ của mình là năm 1324, trong chuyến hành hương vượt qua 6.400 km đến thánh địa Mecca.
Người ta kể rằng đoàn tùy tùng đi theo Mansa Musa có tới hơn 60.000 người. Sử cũ chép rằng, ông vua này đã huy động khoảng 12.000 nô lệ để khuân vác hàng hóa, trong đó có rất nhiều thỏi vàng cỡ lớn, nặng tới 2kg. Mansa Musa cũng bố trí một đoàn lạc đà 80 con, mỗi con chở trên lưng 136kg vàng.
Bên cạnh đó, khi dừng chân ở thành phố Cairo ở Ai Cập, Mansa Musa còn phân phát vàng cám và tiền cho người nghèo, mua thức ăn cho đoàn tùy tùng, dẫn đến một cuộc lạm phát kéo dài nhiều năm ở thành phố này. Ông cũng phải mất một năm để hoàn thành cuộc hành hương tốn kém của mình và quay trở lại Mali.
Mansa Musa là một người Hồi giáo mộ đạo và đặc biệt quan tâm tới thành phố Timbuktu. Ông đô thị hóa thành phố này bằng cách xây dựng trường học, nhà thờ Hồi giáo và một trường đại học lớn, đặc biệt là nhà thờ Hồi giáo huyền thoại Djinguereber tại Timbuktu. Qua nhiều thế kỷ, công trình vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Mansa Musa qua đời năm 1337, sau khi cai trị đất nước 25 năm. Theo tính toán, số tài khoản mà ông để lại nếu tính cả lạm phát sẽ lên tới 400 tỷ USD, người kế vị ông là con trai, vua Maghan I. Nhiều di sản mà Mansa Musa để lại như lăng tẩm, thư viện, nhà thờ Hồi giáo là những bằng chứng cho thời kỳ vàng son của đế chế Mali dưới thời trị vì của vị vua huyền thoại.
Diệu Huyền(t/h)
Tin khác
Giá vàng và ngoại tệ ngày 29/4: Vàng phục hồi nhẹ, USD giảm mạnh
Chính phủ Việt Nam cam kết "3 bảo đảm" và "3 cùng" với các nhà đầu tư Nhật Bản
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng
Hải Phòng được phong tặng danh hiệu “Thành phố Anh hùng”
Dự báo thời tiết ngày 29/4: Bắc Bộ có mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng
Quảng Ninh khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa đang bị điều tra
Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế rà soát, báo cáo về vấn đề thuốc giả trước ngày 5/5
(THPL) - Ngày 28/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long...28/04/2025 20:03:24Người dân có thể tự kiểm chứng thuốc thật hay giả chỉ bằng vài cú click
(THPL) - Ngay từ tháng 4/2025, khách hàng khi mua thuốc và thực phẩm chức năng tại hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu sẽ luôn biết rõ thông tin về...28/04/2025 18:43:00Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc đón hàng vạn du khách về dâng hương
(THPL) - Ông Đặng Quốc Vũ, Trưởng Ban quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc cho biết, mặc dù thời tiết những ngày...28/04/2025 18:39:20Thái Nguyên: Tiêu hủy gần 1 tấn chân gà rút xương và cá nục không rõ nguồn gốc
(THPL)- Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh thực phẩm do bà L.T.H làm chủ, tại phường Ba...28/04/2025 18:41:02