Nghệ nhân Nguyễn Thị Lý và nghệ thuật diễn xướng Trò Kiều
(THPL) – Nguyễn Du - bậc Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã để lại cho dân tộc một di sản văn chương vô giá mà tiêu biểu là Truyện Kiều. Gìn giữ và phát huy những tinh hoa của Truyện Kiều không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành văn học, nghệ thuật mà còn là nhiệm vụ chung của mỗi người dân Việt, bởi đó chính là quốc hồn, quốc túy của dân tộc.
Tin liên quan
- Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
Hơn 300 doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh chung tay kích cầu du lịch
Fashion show Timeless: Món quà Thu Đông đặc sắc của thương hiệu thời trang Elise
» Hà Tĩnh: Phát hiện ngôi mộ cổ có niên đại khoảng 1.300 năm
» Đức Thọ - Hà Tĩnh: Ngang nhiên lập chốt, ngăn đường để tổ chức sự kiện
» Hà Tĩnh: Hội thảo khoa học “Nguyễn Du – Puskin, tương đồng và khác biệt”
Bằng công nhận đối với Nghệ nhân Nguyễn Thị Lý. Ảnh Trần Dũng
Nhân dịp đầu Xuân năm 2021, Phóng viên của Thương hiệu và pháp luật đã có cuộc trao đổi với Nghệ nhân Nguyễn Thị Lý ở xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - người đã dày công thể hiện và truyền dạy cảm hứng trong việc bảo tồn và phát huy Diễn xướng Trò Kiều.
Pv: Thưa bà, Truyện Kiều có giá trị như thế nào trong cuộc sống dân gian và đương đại, với xu thế hội nhập văn hóa thế giới?
Nghệ nhân Nguyễn Thị Lý: Truyện Kiều có một vị trí đặc biệt đối với dân tộc Việt Nam mà không tác phẩm văn chương nào thay thế được. Bất kể già trẻ, gái trai, từ tầng lớp thượng lưu cho đến những người dân thường đều biết, thuộc Kiều. Người ta ngâm Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều... mọi lúc mọi nơi. Truyện Kiều đã đi sâu vào tiềm thức và sinh hoạt văn hóa của mỗi người dân Việt Nam một cách rất tự nhiên. Ngày nay, Truyện Kiều được dịch ra hơn 10 thứ tiếng như Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Hunggary, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha và Truyện Kiều cũng được dịch ra tiếng dân tộc Tày.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Lý biểu diễn “Trò Kiều”. Ảnh: Trần Dũng
Có được thành công như vậy là nhờ Nguyễn Du đã chuyển thể Truyện Kiều từ một tiểu thuyết Trung Quốc sang chữ Nôm - ký tự của người Việt và bằng thơ lục bát – thể thơ của người Việt một cách sống động nhất. Những câu thơ lục bát hay nhất trong kho tàng thi ca Việt Nam đều có trong Truyện Kiều và mỗi nhân vật trong ấy đều hiện thân cho những phận người, giai tầng trong xã hội phong kiến đau khổ, bất công nhưng vẫn hiện hữu những tình cảm đẹp.
Ghi nhận những giá trị to lớn của Truyện Kiều cũng như công lao của Nguyễn Du đối với nền văn hóa Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung, cuối năm 2013, UNESCO đã công nhận Đại thi hào Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới. Đó là minh chứng cho sức sống trường tồn, mãnh liệt của Truyện Kiều và Nguyễn Du trong lòng dân tộc và sự ảnh hưởng đối với thế giới. Sự kiện này cũng đã, đang và sẽ đặt lên vai người dân Việt trách nhiệm bảo tồn và phát huy những tinh hoa mà Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du để lại, bởi những di sản đó không chỉ của riêng Việt Nam mà còn của toàn nhân loại.
PV: Thưa bà, với một di sản văn chương vô giá mà tiêu biểu là Truyện Kiều, để gìn giữ và phát huy những tinh hoa của Truyện Kiều thì công tác bảo tồn gìn giữ như thế nào trong quần chúng nhân dân, và vai trò trách nhiệm chính trị xã hội của địa phương trong những năm qua?
Nghệ nhân Nguyễn Thị Lý: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ!..”.
Những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan, địa phương tổ chức nhiều hoạt động nhân kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du. Qua đó, Truyện Kiều được vinh danh, quảng bá và lan tỏa. Nhiều cuộc hội thảo khoa học lớn đã được tổ chức vào năm 2005, 2010, 2015, 2020; nhiều câu lạc bộ Trò Kiều do các nghệ nhân dân gian chủ trì tổ chức đã được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng. Các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều được tổ chức và thu hút sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các em học sinh. Nhiều ấn phẩm như sách, băng đĩa về Nguyễn Du, Truyện Kiều cũng đã được xuất bản.
PV: Thưa bà, vậy thì để làm sao cho Truyện Kiều lan tỏa chắp cánh bay cao, bay xa và sâu rộng trong mọi từng lớp nhân dân?
Nghệ nhân Nguyễn Thị Lý: Ý thức được trách nhiệm bảo tồn di sản của thế hệ trẻ, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã triển khai sâu rộng trong các cấp bộ Đoàn nhiều hoạt động thiết thực thu hút sự hưởng ứng tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên. Các cơ sở Đoàn cũng đã tổ chức nhiều diễn đàn, tọa đàm “Nguyễn Du với Truyện Kiều”, “Thanh niên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”. Các hội thi tìm hiểu được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa nhận được nhiều sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân. Tham gia sinh hoạt vào các câu lạc bộ hát Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, ngâm Kiều, vịnh Kiều.
Đồng thời họ đã tổ chức nhiều chuyến hành hương về thăm quê hương Đại thi hào Nguyễn Du và huy động nhiều lượt đoàn viên thanh niên ra quân làm vệ sinh môi trường tại quần thể Khu di tích họ Nguyễn Tiên Điền và các địa chỉ đỏ, khi di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Đặc biệt, cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” đã tạo sức lan tỏa đặc biệt trong thế hệ trẻ, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia tìm hiểu, làm bài dự thi. Tác phẩm dự thi của nhiều bạn trẻ thể hiện rõ tâm huyết, trách nhiệm và những tình cảm sâu sắc đối với Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.Hầu hết các tác phẩm được dày công nghiên cứu về mặt nội dung; phong phú về thông tin, tư liệu và đa dạng, sáng tạo về hình thức thể hiện. Điều đặc biệt là cuộc thi này không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội tỉnh mà còn thu hút sự tham gia của lực lượng đoàn viên, thanh niên ở các địa phương khác trong cả nước. Quá trình chỉ đạo, triển khai cuộc thi của các cấp bộ Đoàn và chất lượng bài dự thi của lực lượng đoàn viên, thanh niên được Ban Tổ chức cấp tỉnh ghi nhận, đánh giá cao. Chỉ tính riêng số bài thi của đoàn viên, thanh niên qua kênh Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã có 11 bài đoạt giải trong tổng số 22 giải của tỉnh Hà Tĩnh (chiếm 50%).
Bên cạnh đó,họ cũng đã chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh triển khai cuộc thi làm Báo tường về Nguyễn Du và Truyện Kiều trong khối trường học nhằm phát huy giá trị giáo dục của tác phẩm Truyện Kiều, khơi dậy trong thanh thiếu niên tình yêu đối với Tiếng Việt - ngôn ngữ của dân tộc.
Vừa qua, các hoạt động hướng tới Kỷ niệm 255 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du được tổ chức Đoàn các cấp triển khai hiệu quả gắn với Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết ,NQ/TW của Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng của cán bộ đoàn viên, thanh niên, qua đó tạo thành một đợt sinh hoạt văn hóa sâu rộng trong tuổi trẻ.
Chúng ta nhớ rằng, khi các vua nhà Trần lên Yên Tử, không chỉ để tu hành thoát tục, mà chính là để lo nghĩ kế sách giữ nước lâu dài, trong đó có việc xây dựng tư tưởng Việt Nam, xây dựng con người Việt Nam mà trong đó có mệnh đề rất căn bản: “Phật tại tâm”. Tư tưởng này được Nguyễn Du tiếp nối và phát biểu Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Quan hệ Đức – Tài cũng được giải quyết biện chứng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trải qua hơn 200 năm, Truyện Kiều vẫn đi vào lòng mỗi người dân Việt dù ở nơi đâu. Bằng cách này hay cách khác, việc bảo tồn và gìn giữ những di sản mà Nguyễn Du thể hiện phần nào tinh thần yêu nước của mỗi người dân.
PV: Vâng xin cảm Nghệ nhân!
Hoài An
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt