22:31 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Myanmar: Mỏ đá quý đổ sụp làm 14 người chết, 4 người mất tích

Minh Anh (tổng hợp) | 13:00 29/07/2019

(THPL) - Mỏ khai thác ngọc bích ở Hpakant, tỉnh Kachi, phía bắc Myanmar, vừa xảy ra một vụ lở đất khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và 4 người khác vẫn đang mất tích.

Theo báo Tuổi trẻ, ông Than Win Aung, cảnh sát trưởng tại khu vực trên, cho biết 14 thi thể đã được tìm thấy ở hiện trường, trong đó có 1 cảnh sát. Lực lượng chức năng đang tìm kiếm 4 người, hai trong số đó là cảnh sát bảo vệ khu mỏ bị mất tích, có thể đã chết. 

Các công ty tại khu mỏ hiện đã ngưng hoạt động do nước mưa. Lực lượng an ninh được huy động để ngăn ngừa lở đất do khai thác đá quý lậu.

Hiện trường vụ sập hầm khai thác ngọc ở Hpakant, Myanmar, hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.

"Chúng tôi chỉ cứu được hai cảnh sát. Họ bị thương ở vùng đầu và đã được chuyển tới bệnh viện", cảnh sát trưởng Than Win Aung cho hay. Trong 4 người mất tích, có hai người cũng là cảnh sát đang làm nhiệm vụ canh gác tại khu mỏ này. Nhà chức trách đang khẩn trương tiến hành công tác tìm kiếm, cứu nạn - Vnexpress đưa tin.

Theo Hãng tin Reuters, mỏ đá quý Hpakant, bang Kachin nằm về phía bắc của Myanmar là nơi thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn chết người dù chính quyền đã quyết tâm chấn chỉnh việc khai thác đá quý ở đây. 

Tháng 4/2019, 55 công nhân của một công ty khai khoáng tử nạn do hồ nước phía trên con dốc họ đang đào bị vỡ bờ. Sự kiện này buộc nhà chức trách cho ngưng khai thác ở 17 lô khoáng sản do lo ngại về an toàn. 

Chính quyền đã yêu cầu giảm tất cả hoạt động khai thác ở Hpakant trong mùa mưa, từ thời gian từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng người dân trong khu vực cho biết người săn đá quý vẫn bất chấp. 

Yau Dau, 25 tuổi, sống gần khu mỏ, cho hay vụ lở đất xảy ra từ nửa đêm. "Lúc đó, tôi vẫn tỉnh. Âm thanh từ vụ lở đất thực sự đáng sợ. Tôi nghĩ chúng tôi khó thoát được... Nhà của chúng tôi rung lên bần bật", anh nói.

Phần lớn ngọc khai thác ở Hpakant được cho là bị buôn lậu sang Trung Quốc, nơi chúng có giá bán cao. Theo các nhà nghiên cứu thuộc nhóm vì môi trường Global Witness, giá trị ngọc Myanmar sản xuất được trong năm 2014 ước tính khoảng 31 tỷ USD.

Minh Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu