Mạc Tộc Việt Nam tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc khóa IV
(THPL)- Sáng 10/11/2024, tại Điện Sùng Đức, Tổ đường Mạc Tộc Việt Nam (Thôn Long Đông, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), Hội đồng Mạc tộc Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ (2024-2029) với chủ đề “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới và phát triển”.
Tin liên quan
» Nghệ An: Nhiều hoạt động kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh
» Vinhomes Royal Island tổ chức chuỗi sự kiện tôn vinh " Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn - Ngời khí chất"
» Lần đầu tiên tổ chức Liên hoan Phim hoạt hình Dòng khát vọng
Tham dự có ông Vũ Quang Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo xã Nam Tân; đại diện Hội đồng Mạc tộc các tỉnh, thành phố cùng gần 600 đại biểu là con cháu họ Mạc trên toàn quốc. Phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch Mạc tộc Việt Nam Thái Khắc Việt cho biết: Đại hội đại biểu Mạc Tộc Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029 được tiến hành trong bối cảnh đất nước sau 39 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và đang có những bước đi vững chắc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.Đoàn chủ tọa điều hành Đại hội. Ảnh: Hoàng ThôngToàn cảnh Đại hội và các đại biểu dự Đại hội. Ảnh: Hoàng Thông
Chủ tịch Mạc Tộc Việt Nam Thái Khắc Việt nhấn mạnh: Trong nhiệm kỳ tới có nhiều thời cơ, vận hội, nhưng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức mới. Vì vậy, Đại hội đại biểu Mác Tộc Việt Nam Khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029 phải quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới và phát triển” phát huy truyền thống lịch sử văn hoá của dòng họ, nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện những thành tựu đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm hơn 20 năm xây dựng và phát triển, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Mạc Tộc Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024.Chủ tịch Mạc Tộc Việt Nam – Thái Khắc Việt phát biểu khai mạc đại hội. Ảnh: Hoàng Thông
Từ đó xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2024-2029 đồng thời sáng suốt lựa chọn các đại biểu ưu tú, tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, có uy tín, trách nhiệm và thực sự tâm huyết với dòng họ để bầu vào Ban Chấp hành Mạc Tộc Việt Nam lần thứ IV.
Báo cáo tại Đại hội, Phó Chủ tịch Mạc Tộc Việt Nam Hoàng Trần Hòa cho biết: Đại hội đại biểu Mạc Tộc Việt Nam lần thứ IV, tổ chức trong bối cảnh có nhiều thuận lợi với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ổn định và phát triển, các tầng lớp nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo và chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mạc Tộc Việt Nam đã trải qua 3 kỳ Đại hội, kế thừa và phát huy được nhiều kinh nghiệm quý từ thành tựu hơn 20 năm xây dựng và phát triển.
Ban Chấp hành Mạc Tộc Việt Nam đã chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, quy chế hoạt động của Mạc Tộc Việt Nam. Bà con trong họ đồng lòng, đồng thuận ủng hộ Ban chấp hành Mạc Tộc các cấp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực xây dựng họ Mạc Việt Nam phát triển ngày càng lớn mạnh.Phó Chủ tịch Mạc Tộc Việt Nam Hoàng Trần Hòa đã đọc Văn kiện đại hội Mạc Tộc Việt Nam khóa III : Hoàng Thông
Nhiệm kỳ 2019 - 2024, Ban Chấp hành Mạc Tộc Việt Nam đã chú trọng công tác kết nối dòng họ, phát triển hội viên, kiện toàn tổ chức Mạc Tộc ở các Tỉnh, các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn; đồng thời thường xuyên chăm lo, củng cố khối đoàn kết thống nhất trong dòng họ và đoàn kết các họ bạn.
Bên cạnh đó, bà con họ Mạc đã phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng với bách gia trăm họ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp là Giứo sư, tiến sỹ Thái Khắc Việt- Chủ tịch Mạc Tộc Việt Nam, những năm qua, Ban Chấp hành Mạc Tộc Việt Nam đã tích cực hoạt động cả bề rộng và chiều sâu theo phương châm: "Đoàn kết - đồng thuận và đổi mới". Các hoạt động đã diễn ra trên mọi miền của Tổ quốc từ Bắc chí Nam.
Nhiều địa phương đã duy trì sinh hoạt nề nếp và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động ở 3 cấp tỉnh, cấp cụm huyện và cấp huyện. Tiêu biểu Mạc Tộc các tỉnh: Nghệ An, Hải Phòng, Hải Dương Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Quảng Nam, ...
Ban Chấp hành Mạc Tộc Việt Nam các tỉnh, thành phố chú trọng công tác tuyên truyền, thông tin phổ biến đến bà con hiểu rõ truyền thống lịch sử - văn hoá của dòng họ. Qua đó, giáo dục, động viên các thế hệ hậu duệ nhà Mạc tiếp nối truyền thống “Hào khí Đông A”, xây dựng nền nếp gia phong, gia đình, dòng họ văn hoá, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong cả nước.Ông Vũ Quang Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đến dự và tặng hoa chúc mừng Đại hội. Ảnh: Hoàng Thông
Ban Chấp hành cũng tuyên truyền vận động bà con Mạc Tộc gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật, tham gia sản xuất kinh doanh làm giàu chính đáng và tích cực hưởng ứng các phong trào như: Xoá đói, giảm nghèo; xây dựng đô thị xanh sạch đẹp; xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hoá ở khu dân cư để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước.
Công tác tổ chức các lễ hội truyền thống; trùng tu, tôn tạo, xây dựng các di tích lịch sử văn hóa nhà Mạc được quan tâm thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tâm linh của bà con Mạc Tộc, góp phần giáo dục các thế hệ con cháu hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử vẻ vang của nhà Mạc gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Bà con họ Mạc trong cả nước đã phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, thi đua sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đóng góp ngân sách cho Nhà nước; tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đời sống văn hóa ở khu dân cư, chăm lo cho các hoạt động khuyến học khuyến tài, hoạt động tình nghĩa.Vị thế và uy tín của Mạc Tộc Việt Nam tại các địa phương trong cả nước ngày càng được nâng lên.Đoàn đại biểu Ban chấp hành thường trực Mạc tộc tỉnh Nghệ An tham dự đại hội. Ảnh: Thanh Huyền
Ra mắt BCH Mạc Tộc khóa IV, nhiệm kỳ 2024- 2029. Ảnh: Hoàng Thông
Theo nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Lan cho biết: Thì Mạc là một họ của người, có ở các quốc gia Á Đông như Trung Quốc ,Việt Nam... Riêng ở Việt Nam, có cả một triều đại phong kiến do những ông vua mang dòng Họ này trị vì, đó là Nhà Mạc. Ngoài ra, trong lịch sử Việt Nam còn có một gia tộc họ Mạc ở Hà Tiên gốc Hoa, mà người đầu tiên là Mạc Cửu, có công cai quản và khai khẩn Miền tây Nam Bộ Việt Nam rồi dâng đất này cho triều đại phong kiến Việt Nam đương thời là chúa Nguyễn, làm cho lãnh thổ Việt Namđược mở rộng tới vùng cực Nam Việt Nam ngày nay.
Họ Mạc Việt Nam- Dòng họ Mạc gốc xứ Đông (trấn Hải Dương)
Họ Mạc gốc xứ Đông (còn được gọi là xứ Hải Đông hay trấn Hải Dương) là chi phái họ Mạc có nhiều ảnh hưởng nhất trong lịch sử Việt Nam cho tới nay. Xứ Đông nhắc đến ở đây là một tiểu vùng văn hóa cổ mà vành đai trung tâm nằm trong hai tỉnh thành Hải Dương và Hải Phòng ngày nay, ngoài ra cũng bao gồm một phần của Hưng Yên và Quảng Ninh. Dòng họ này bắt đầu nổi danh từ thời Lý- Trần (1009–1400) về đường văn cử khoa bảng rồi vươn tới đỉnh cao quyền lực bằng đường binh nghiệp võ cử vào cuối thời Lê sơ, Nhiều người nổi danh trong lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại là hậu duệ của các chi phái họ Mạc xứ Đông đã buộc phải đổi sang các họ khác sau biến loạn cuối thời nhà Mạc đóng đô ở Thăng Long. Hầu hết các chi họ này (chẳng hạn một số chi họ Hoàng/Huỳnh, họ Phan, họ Phạm) vẫn duy trì được cây gia phả của tổ tiên từ đời Mạc. Một vài nhân vật lịch sử nổi bật trong số chi họ gốc Mạc xứ Đông này có thể kể ra như. Hoàng Diệu, Phan Đăng Lưu, Phạm Hồng Thái.
Trước thời Lê sơ
Dòng họ này khởi phát từ làng Long Động xã Nam Tân huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương gồm:
- Mạc Hiển Tích (Thế kỷ .11), đỗ đầu tại khoa thi năm Quảng Hựu thứ 2 (Bính Dần, 1086) thời vua Lý Nhân Tông
- Mạc Kiến Quang
- Mạc Đỉnh Chi (1280-1346), đỗ Trạng nguyên năm Hưng Long thứ 12 (1304) đời vua Trần Anh Tông, hậu duệ của Mạc Hiển Tíc, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Ngoài ra trong lịch sử còn có người họ Mạc là Mạc Thiết (?-1407): tướng Nhà Hồ, tham gia chống lại quân Minh
Từ thời Lê sơ trở về sau
Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi sinh ra Mạc Dao làm quan tư hình đại phu, Mạc Dao sinh bốn con là Mạc Địch, Mạc Thoan, Mạc Thúy, Mạc Viễn, người nào cũng có tài năng, sức lực Mạc Thúy, Mạc Viễn, Mạc Địch, những người đã theo hàng nhà Minh, dâng địa đồ cho Trương Phụ được nhà Minh phong tước. Nhờ lập công, Mạc Thúy được nhà Minh phong làm Tham chính ở ty Bố Chính thuộc Giao Chỉ; anh ông là Mạc Địch được phong làm Chỉ huy sứ, em ông là Mạc Viễn được phong làm Diêm thiết sứ. Vua Trung Quốc là Minh Thành Tổ Chu Đệ quà thưởng bằng bạc, tiền giấy và lụa cho Mạc Thúy, còn đặc biệt tặng nhóm bầy tôi mới một bài thơ do vua sáng tác. Vinh dự cho họ Mạc như thế là tột đỉnh theo quan niệm Trung Hoa.
- Nhà Mạc mà người khởi lập là Mạc Đăng Doanh (Mạc Thái Tổ) quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương trấn Hải Dương (nay là huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng), nhưng quê gốc từ làng Long Động huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, là cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi. Mùa xuân kỉ tỵ năm Quang Thuận 1469 do tiến sỹ võ Mạc Đăng Hùng có võ nghệ siêu quần lại giỏi đá cầu. Vì đá Cầu mua vui trên Sông Cầu cho Vua Lê Thánh Tông không may Cầu rơi vào thuyền rồng nơi Vua Ngự xem nên khép phạm tội chém, cả Gia đình phải chạy lánh nạn xuống làng Cổ trai huyện Nghi Dương nay là Kiến thụy Hải phòng) để lánh nạn trong đó có cha là Mạc Hịch bố Mạc Đăng Dung và chú là Mạc Đăng Trắc cha Mạc Đăng Lượng và Mạc Đăng Tuấn sau Trấn thủ Nghệ An. Việc đổi họ thay tên như Mạc Đăng Lượng sang Hoàng Đăng Quang đều có nghĩa là Đèn tỏa sáng, từ họ Mạc sang họ Hoàng liên quan tước Hoàng Quận công được Mạc Thái Tổ phong đều có ý sâu xa cả.
- Mạc Cảnh Huống dòng dõi nhà Mạc là con Mạc Đăng Doanh (Mạc Thái Tông), và là em Mạc Kính Điển nhưng theo Nguyễn Hoàng vào Nam, trở thành công thần khai quốc của Chúa Nguyễn.
- Mạc Thị Giai sau đổi thành Nguyễn Thị Giai, con gái Mạc Kính Điển Nhà Mạc diệt vong, bà lưu lạc vào Nam và trở thành Vương Phi của Đàng Trong, vợ chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên mẹ đẻ của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan
Một số chi họ có tổ tiên gốc từ họ Mạc xứ Đông đổi sang
Sau khi họ nhà Mạc bị lật đổ, con cháu nhà Mạc bị phong trào phù Lê diệt Mạc bức hại, khiến rất nhiều người bị giết. Một số trốn thoát được sợ bị trả thù nên đã thay tên đổi họ, mượn họ khác để tồn tại và ly tán ra nhiều miền của đất nước từ bắc chí nam. Trong quá trình này, người họ Mạc đã đổi sang các họ như: họ Bế, họ Bùi Thái, họ Cao Thái, họ Đặng, họ Đào, họ Hà, họ Khoa, họ Hoàng, họ Hoàng Trần, họ Hoàng Thế, họ Hồ Đăng, họ Hứa, họ Lê, họ Lê Đăng họ Lều, họ Ma, họ Màn, họ Ngô, họ Nguyễn, họ Nguyễn Doãn, họ Nguyễn Đăng, họ Nguyễn Trọng, họ Phạm, họ Phan, họ Phan Đăng, họ Phương, họ Thạch, họ Thái (phái hệ thế tử Mạc Đăng Bình), họ Tô Duy, họ Trần, họ Trừ, họ Vũ
Những nhân vật lịch sử có tổ tiên vốn gốc họ Mạc ở xứ Đông trước khi buộc phải đổi họ vì những lý do khác nhau, đặc biệt kể từ thời kỳ nhà Mạc đánh mất chỗ đứng quyền lực tại Thăng Long (1592)
Đại hội, các đại biểu đã tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới, cũng chọn ra những người tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, có uy tín, trách nhiệm và tâm huyết với dòng họ, góp phần xây dựng Mạc Tộc Việt Nam mãi là dòng họ văn hóa, văn minh, tiến bộ. Bà con Mạc Tộc luôn tin tưởng, phấn khởi, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tham gia xây Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới và phát triển”, nhiệm kỳ 2024-2029.
Ban Chấp hành Mạc Tộc Việt Nam sẽ tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống về lịch sử văn hóa của dòng họ, kết nối hội viên, phát triển dòng họ; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chấp hành Mạc Tộc Việt Nam các cấp. Phối hợp chặt chẽ với các dòng họ đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Huy động các nguồn lực chăm lo cho các hoạt động tình nghĩa, khuyến học khuyến tài, tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chung sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh.
Tại đại hội hội đồng Mạc Tộc Việt Nam cùng đã trao khen thưởng cho các tập thể và các cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho Mạc Tộc trong nhiệm kỳ qua./.
Mạc Hoàng Thông- Thanh Huyền
Tin khác
-
THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
-
Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
-
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
-
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay
-
Cơ hội sở hữu xe BMW với ưu đãi kép hấp dẫn trong tháng 11
-
BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
Peugeot ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ trong tháng 11
(THPL) -Trong tháng 11/2024, khách hàng sở hữu các mẫu xe Peugeot sẽ nhận được mức ưu đãi hấp dẫn, bao gồm 50% lệ phí trước bạ từ Chính...16/11/2024 10:40:00MIKGroup phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature
(THPL) - Nhà phát triển bất động sản MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương...21/11/2024 16:02:47BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
(THPL) - Ngày 19/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại...21/11/2024 16:03:24Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
(THPL) - Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 3,15 tỷ USD.21/11/2024 13:23:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
(THPL) - Ngày 19/11/2024, Vingroup được vinh danh là 1 trong 10 "Nơi làm việc Tốt nhất Việt Nam" năm 2024, do mạng Cộng đồng nghề nghiệp Anphabe công bố. Đặc biệt, Vingroup tiếp tục giữ vững ngôi vị hàng đầu "Nơi làm việc Tốt nhất theo ngành” trong các lĩnh vực trọng điểm gồm: Ô tô, Bất động sản, Giáo dục, Y tế và Nghỉ dưỡng. - Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm ngành...