Lực lượng QLTT Quảng Ninh đã xử lý 630 vụ vi phạm, thu ngân sách 19 tỷ đồng
(THPL) - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, xử lý 630 vụ/645 đối tượng vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng.
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Lực lượng QLTT xử lý trên 17.500 vụ vi phạm, thu ngân sách gần 200 tỷ đồng
» Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai số thu ngân sách ‘khủng’
» Lực lượng QLTT liên tiếp phát hiện và thu giữ lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu
Ngày 28/6 vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị Sơ kết thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Tại Hội nghị, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 6 tháng qua, Cục đã tập trung xây dựng các Chương trình, Kế hoạch chuyên đề để chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát thị trường. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp giữa Lãnh đạo Cục với các đơn vị trực thuộc để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và trực tiếp chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý tại các địa bàn trọng điểm. Qua đó đã phát hiện, kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc điển hình, nổi cộm được xã hội quan tâm.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 630 vụ/645 đối tượng vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng (bằng 138% so với cùng kỳ). Trong đó phạt vi phạm hành chính và phát mại hàng hóa là 11,9 tỷ đồng đạt 130% chỉ tiêu kế hoạch giao; trị giá hàng hóa tiêu hủy gần 7,3 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng đã được phát hiện, xử lý kịp thời. Đơn cử như Đội QLTT số 1 phối hợp lực lượng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh kiểm tra, phát hiện và tạm giữ gần 5000 sản phẩm mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu để xử lý theo quy định pháp luật. Hàng hóa bao gồm nước tẩy trang, lăn khử mùi, sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, nước xả vải… do nước ngoài sản xuất.
Hay mới đây nhất, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh chủ trì phối hợp với các lực lượng Hải quan, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiến hành khám phương tiện thủy có gắn động cơ do ông Lê Đức Chi là người điều khiển. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 300.000 dây hàu giống với tổng khối lượng 63 tấn hàu giống trị giá hơn 1,5 tỷ đồng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Toàn bộ số hàu giống trên là của ông N.V. H (SN 1969, trú thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh). Xét thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Đội QLTT số 1 đã bàn giao toàn bộ hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo thẩm quyền.
Cũng tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Hưng – Cục Trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận, biểu dương sự cố gắng, quyết tâm của toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan. Đồng thời quán triệt Lãnh đạo, công chức trong cơ quan tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những khó khăn, thách thức đặt ra trong thời gian tới.
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức, người lao động. Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 29/12/2021 của Bộ Công Thương về tăng cường kỷ luật, kỷ cương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu trong chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Tập trung cao độ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với một số lĩnh vực như Thương mại điện tử, An toàn thực phẩm, Hàng giả, Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Phối hợp tốt với các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển và trên bộ.
Liên quan tới các hành vi buôn bán hàng hoá vi phạm, trước đó Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc vi phạm đã được lực lượng chức năng bắt giữ và xử lý. Hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép mặt hàng nóng, nổi cộm như: vàng, pháo nổ, đường kính trắng, gia cầm vẫn tiếp diễn ở địa bàn các tỉnh miền Trung và tuyến biên giới Việt – Lào; sản phẩm gia cầm, thuỷ sản, thực phẩm không rõ nguồn gốc diễn ra cả tuyến đường bộ miền Bắc và tuyến hàng không miền Trung; than, xăng dầu không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn tiếp diễn trên địa bàn vùng biển Đông Bắc và mở rộng sang địa bàn vùng biển Tây Nam.
Cùng với đó, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới vẫn tiềm ẩn nguy cơ tại 03 tuyến: đường hàng không, đường biển và đường bộ. Bên cạnh đó, tiền chất nhập khẩu cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng, sử dụng điều chế, sản xuất trái phép ma túy.
Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã cụ thể hóa và triển khai các kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm, trọng điểm ở từng địa bàn, nhằm cảnh báo, hướng dẫn địa phương về công tác kiểm soát chống buôn lậu trong địa bàn kiểm soát hải quan, như: Ban hành Kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới và Kế hoạch kiểm soát ma tuý và hoạt động xuất, nhập khẩu tiền chất ma tuý; cảnh báo về tình hình, phương thức thủ đoạn vận chuyển ma túy là Ketamine; tăng cường đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng... hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ từ nay tới cuối năm 2024.
Lê Quân
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt