Lực lượng QLTT liên tiếp thu giữ lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc
(THPL) - Trong đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, lực lượng QLTT trên cả nước đã liên tiếp phát hiện và thu giữ lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc.
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Lực lượng QLTT đồng loạt kiểm tra chuỗi kinh doanh xe điện của Công ty Hamachi
» Hà Nội: Thu giữ gần 2.900 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu
» Tạm giữ hàng trăm xe điện tại 10 điểm kinh doanh trong chuỗi Phoxedien.com
Tại tỉnh Cao Bằng, ngày 21/12/2023, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp với Đội 389 tỉnh phát hiện và kiểm tra hộ kinh doanh Phạm Thị Thêu, địa chỉ thường trú: xã Tự Lập, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội là chủ kho hàng thực phẩm đông lạnh địa chỉ: Tổ 6, phường Đề Thám, TP. Cao Bằng có chứa một lượng lớn thực phẩm động lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ gồm: Trứng gà non đông lạnh; Kê gà đông lạnh; Dế mèn đông lạnh; Đậu viên thả lẩu; Khoai lang sấy; Chân gà đông lạnh; Xương cá hồi; Thịt trâu khô; ốc đông lạnh; Cá biển đông lạnh… chảy nước, bốc mùi hôi thối có tổng trọng lượng lên đến gần 400 kg, tổng trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 30 triệu đồng.
Tại thời điểm kiểm tra, người đại diện hộ kinh doanh không xuất trình được hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định, đồng thời khai nhận toàn bộ số hàng hóa trên mua trôi nổi trên thị trường.
Theo khai nhận của đại diện hộ kinh doanh, toàn bộ hàng hóa tại đây được chủ cơ sở bán trên nền tảng mạng xã hội bằng hình thức livestream trên Facebook và vận chuyển đến người tiêu dùng. Theo thống kê sơ bộ của chủ cơ sở, trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 100 đơn hàng, mỗi đơn hàng có giá trị từ 50.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng.
Tại TP.HCM, ngày 19/12/2023, Đội Quản lý thị trường số 18, Cục Quản lý thị trường TP.HCM phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế thuộc Cơ quan Cảnh sát Điều tra; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ; Công an xã và Ban Nhân dân ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh tại ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Khi kiểm tra, tại đây đang chứa trữ và kinh doanh quạt hơi nước, máy đánh trứng cầm tay, bộ dao, kéo các loại không có nhãn hiệu do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có hóa đơn, chứng từ gồm: 236 cái quạt hơi nước 5V-2A,10W; 912 cái máy đánh trứng cầm tay AC 220V, 260W; 1.908 bộ dao, kéo (01 bộ gồm: 03 cái dao, 01 cái kéo và 01 cái mài dao, kéo). Tổng cộng: 3.056 đơn vị sản phẩm đơn vị hàng hàng hóa vi phạm với tổng trị giá gần 150 triệu đồng.
Ngay sau đó, Đội Quản lý thị trường số 18 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định.
Tại tỉnh Vĩnh Long, ngày 20/12/2023, Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 4 phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 2 – Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Long khám phương tiện xe ô tô tải biển kiểm soát 67C-029.80 do ông L.K.A (ngụ huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) điều khiển, vận chuyển hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh An Giang.
Kết quả khám phương tiện, Đoàn kiểm tra phát hiện trên phương tiện có chứa hàng hóa gồm 30 kiện đồ điện gia dụng và 38 kiện mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Do chưa xác định được chủ sở hữu tang vật nên Đoàn kiểm tra chưa kiểm điếm số lượng, chủng loại cụ thể của từng hàng hóa.
Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 4 tiến hành niêm phong và tạm giữ toàn bộ số lượng hàng hóa nêu trên để tiếp tục thẩm tra xác minh làm rõ theo quy định pháp luật.
Cũng trong ngày 20/12 tại Thái Nguyên, Đội QLTT số 1 kiểm tra xe ô tô tải hiệu Huyndai biển kiểm soát 30H-2378 do ông Nguyễn Minh Tuấn, hộ khẩu thường trú tại tổ 10, phường Gia Sàng (TP. Thái Nguyên), là lái xe kiêm chủ hàng, điều khiển. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe có 10 bao hướng dương khô nhãn hiệu Coconut flavor loại 25kg/bao, 20 thùng hướng dương khô nhãn hiệu KAIXIN loại 5kg/thùng và nhiều bìa thùng các tông.
Toàn bộ số hạt hướng dương trên là hàng hóa nhập lậu. Đáng lưu ý, khi được quét mã vạch, các bao tải lớn chứa hướng dương đều hiển thị nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng khi được chia vào các thùng cát tông nhỏ, số hàng hóa này lại được “hô biến” thành sản xuất tại Việt Nam.
Tại cơ quan chức năng, ông Nguyễn Minh Tuấn khai nhận mua số hàng hóa trên tại Hà Nội rồi vận chuyển về Thái Nguyên để bán kiếm lời. Đội QLTT số 1 đã tạm giữ hàng hóa để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 18/12/2023, Đội QLTT số 1 kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 29H-226.27 do lái xe Trần Thế Hiệp, trú tại xã Văn Hán (Đồng Hỷ), điều khiển. Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 1.700 gói bột than tre, khối lượng 500g/1 gói, trên bao bì các gói hàng có ghi chữ nước ngoài, không thể hiện bất kỳ thông tin nào về nguồn gốc xuất xứ, không có thành phần cấu tạo; 300 gói thực phẩm viên bổ thận dương có nhãn hàng hóa, nhưng trên nhãn không có thông tin gì về nơi sản xuất hoặc xuất xứ.
Tổng trị giá số hàng trên là 57,1 triệu đồng. Qua xác minh, lô hàng này là của bà Hoàng Thị Hà, trú tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Bà Hà bước đầu khai nhận: Mặc dù biết rõ hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng vẫn mua về bán kiếm lời, khi đang vận chuyển thì bị lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện. Ngay sau đó, Đội QLTT số 1 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ tang vật vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật
Tại tỉnh Lai Châu, ngày 16/12/2023 tại Km37+800, Quốc lộ 4D, xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế thành phố Lai Châu và Đội Cảnh sát giao thông số 1 – Công an tỉnh Lai Châu đã tiến hành khám phương tiện vận tải là ô tô tải, biển kiểm soát 30M-0788 do ông Nguyễn Văn Giáp là lái xe kiêm chủ hàng điều khiển.
Tại thời điểm khám phương tiện, phát hiện trên thùng xe có 1.542 đơn vị sản phẩm gồm: Bản lề, bộ khoá cửa nhôm, tay nắm cửa, chốt cửa… do nước ngoài sản xuất. Ông Giáp chủ lô hàng hoá không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá.
Đội đã lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn Giáp với tổng số tiền 28,26 triệu đồng. Trong đó, số tiền xử phạt 8 triệu đồng và trị giá hàng hoá bị tịch thu 20,26 triệu đồng.
Văn Nam (t/h)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Thương hiệu taxitaisaigon.vn