18:47 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Luật sư nói gì về vụ "TS Dương Ngọc Dũng phát ngôn xúc phạm đến tu sĩ Phật giáo"?

PV | 10:02 06/11/2019

(THPL) - Luật sư Lê Hồng Hiển (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đã có những phân tích cụ thể về vụ việc "TS Dương Ngọc Dũng phát ngôn xúc phạm đến tu sĩ Phật giáo".

PV: Trong thời gian vừa qua, giới Tăng Ni, đồng bào Phật giáo một số nơi đang tỏ ra bức xúc trước những phát ngôn của ông Dương Ngọc Dũng, là giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, ông có ý kiến như thế nào về vụ việc này?

Ls Lê Hồng Hiển: Thông qua một số trang mạng xã hội, tôi cũng vừa mới được biết có sự việc như trên. Đồng thời, tôi cũng đã xem một số clip và bài trả lời phỏng vấn của ông Dương Ngọc Dũng được đăng tải trên Youtube và một số tờ báo điện tử. Trong đó, ông Dũng có một số những phát ngôn mà tôi cho rằng thiếu chuẩn mực, có thể làm tổn thương đến niềm tin tín ngưỡng, tình cảm, đức tin tôn giáo.

Luật sư Lê Hồng Hiển (hãng luật Lê Hồng Hiển và cộng sự - Đoàn luật sư TP Hà Nội).

PV: Hiện nay, Giáo hội Phật giáo một số tỉnh thành đã có Đơn kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét xử lý ông Dương Ngọc Dũng, quan điểm của Luật sư về vấn đề này như thế nào?

Luật sư Lê Hồng Hiển: Tôi được biết, Giáo hội Phật giáo một số tỉnh thành đã có đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét xử lý vụ việc này, trong đó đề nghị xem xét xử lý ông Dương Ngọc Dũng theo đúng quy định của pháp luật, buộc ông Dũng phải xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại.

Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm đó là “Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo”. Trường hợp “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Về trách nhiệm hình sự: Trường hợp, có căn cứ để xác định hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận nhằm xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức tôn giáo thì người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 331 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù.

Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng.

Về trách nhiệm dân sự: Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Trường hợp các cá nhân được nhắc đến trong các bài giảng hay trong các phát ngôn của ông Dương Ngọc Dũng cho rằng danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình bị xâm phạm thì cá nhân đó có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bác bỏ các thông tin xấu đó, yêu cầu xin lỗi công khai, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

PV: Liên quan đến sự việc này, ngày 30/10, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn gửi Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TpHCM, nơi ông Dương Ngọc Dũng hiện đang công tác để đề nghị làm việc với Nhà trường cũng như với cá nhân ông Dũng nhằm xác minh, làm rõ sự việc. Luật sư có thể nêu ý kiến về diễn biến mới này?

Luật sư Lê Hồng Hiển: Tôi cho rằng, để tránh sự việc bị đẩy đi quá xa cũng như tránh trường hợp các đối tượng xấu lợi dụng sự việc này để xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết tôn giáo thì việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị làm việc trực tiếp với Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Tp. HCM, và ông Dương Ngọc Dũng để trao đổi, làm rõ các thông tin, phát ngôn của ông Dũng là việc làm hết sức cần thiết và kịp thời.

PV: Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của Luât sư!

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu