Lồng ghép văn hóa bản địa, du lịch tăng sức hấp dẫn
Thống kê của Tổ chức du lịch thế giới cho thấy du lịch văn hóa đóng góp khoảng 37% du lịch toàn cầu và được dự báo có thể tăng khoảng 15% qua mỗi năm. Việt Nam có đến 54 dân tộc, gần 8000 lễ hội, vì sao lại không nắm lấy cơ hội ngày một lớn này?.
Tin liên quan
- Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Cấp “chứng chỉ dimsum” cho du khách
Năm 2013, tôi có dịp được sang Hong Kong 4 ngày. Với một đặc khu có diện tích chỉ 2754km2, tức là chưa bằng thủ đô Hà Nội, tôi đã nghĩ chắc cũng chỉ mất 2 ngày để đi hết Hong Kong.
Nhưng trở về sau khi đã đến một cơ số điểm du lịch, từ Lan Quế Phường, Victoria Habour, Hong Kong Disneyland… và nhiều điểm khác, tôi vẫn chưa đi hết Hong Kong.
Sau chuyến đi đó, Hong Kong trong tôi đọng lại 3 cảm xúc. Thứ nhất, HongKong nhiều nhà chọc trời; Thứ hai: Hong Kong Disneyland quá tuyệt; Thứ 3, ẩm thực Hong Kong mà nhất là dimsum thì khó nơi nào có thể sánh được.
Tôi yêu cái lý do thứ ba nhất, bởi đó là một trải nghiệm tuyệt vời, và tôi còn mang được cái trải nghiệm đó về nhà, với một chứng chỉ đã qua khóa học làm dimsum ở xứ đảo thơm.
Buổi sáng hôm đó, chị Liu Xian – hướng dẫn của đoàn- đưa chúng tới một con ngõ nhỏ, tham dự lớp học làm bánh ở một căn gác. Lớp học sạch sẽ, thoáng đãng, mỗi khách được phát đủ đồ nghề từ, từ cái tạp dề đến găng tay, được nhào nhân, tạo hình bánh từ đơn giản như túm lá lại, khum mấy cái trên miệng tạo hình hoa, đến khó hơn là làm con cá vàng đầy đủ vây, mắt, hoặc là con thỏ có hai cái tai dài ngộ nghĩnh. Xong rồi hấp. Riêng đến đoạn này thì cũng đã đến giờ trưa, thầy dạy bảo chúng tôi cứ bỏ cả vào xửng, rồi thầy hấp cho.
Bữa trưa hôm đó, trong thực đơn có ghi món dimsum. Đến khi người phục vụ đem đến cho chúng tôi mỗi người một kệ dimsum, cả nhóm không khỏi ngạc nhiên, khi nhìn thấy những “sản phẩm” mình làm ra được hấp trên xửng, bốc hơi nghi ngút. Những sản phẩm thô mộc đó của chúng tôi được trân trọng bày trên kệ, chuẩn xác đến mức cô em út trong đoàn phải thốt lên: “Ôi con thỏ thiếu một tai của em, sao thầy không nặn cho nó thêm cái tai nữa chứ?”. Khỏi nói, ai cũng thích thú đến thế nào.
Sau bữa ăn, trước khi rời bàn, chúng tôi được chính anh đầu bếp đã dạy làm dimsum trao bằng chứng nhận “đã qua lớp học làm dimsum” bằng tiếng Anh. Và cho đến bây giờ tôi dám chắc tất cả những người trong đoàn khách đó đều vẫn còn giữ cái chứng chỉ được ép plastic trang trọng đó, như một kỷ niệm Hong Kong đẹp nhất, hay ho nhất mà họ có.
Dạy khách làm đèn, đan nón, nấu rượu…
Câu chuyện cấp chứng chỉ dimsum cho du khách ở Hong Kong cũng phần nào giống với những lớp học làm đèn lồng, đan nón lá ở InterContinental Danang Sun Peninsula Resort- khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới ba năm liền. Ở đó, Du khách được nghệ nhân lành nghề hướng dẫn từng bước tỉ mỉ, phết hồ ra sao, đan nón thế nào, kết hợp màu lồng đèn như thế nào… và họ trả tiền để được xem cái cách người Việt làm ra những sản phẩm địa phương, được trải nghiệm cuộc sống của một người làm nghề truyền thống. Thú vị hơn thế nữa là được mang chính sản phẩm tự tay mình làm ra về nhà, như một minh chứng cho việc đã từng đặt chân đến Đà Nẵng, Hội An, đến Việt Nam.
Tôi đã chứng kiến những doanh nhân mà thời gian với họ là vàng đúng nghĩa tự tay ngồi khâu từng đường kim trên chiếc nón lá, thích thú mang sản phẩm đặc trưng cho nền văn hóa Việt đó về nước. Sự háo hức, miệt mài của “học viên” khiến tôi chợt nghĩ, có hay không một sự bỏ quên khai thác những đặc trưng văn hóa Việt trong nhiều sản phẩm du lịch của chúng ta?
Tôi cũng đã được tham dự một lễ hội đậm sắc màu văn hóa vùng cao Tây Bắc được khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức hồi Tết Đinh Dậu 2017. Ở đó, du khách được “tắm trong văn hóa dân tộc” thật sự, khi họ đưa bước chân theo những điệu khèn tiếng hát người Tây Bắc, đi trong hoa rừng, say với rượu cần, tấm tắc khen thắng cố, thịt trâu gác bếp… đậm hương vị đại ngàn. Ở đó, tôi hiểu được một điều rất đơn giản, khi gắn với văn hóa bản địa, một khu du lịch hiện đại như Sun World Fansipan Legend đã trở thành một nét đặc trưng riêng có của Lào Cai.
Sau lễ hội đó, Sun World Fansipan Legend còn có Lễ hội hoa đỗ quyên, Lễ hội rượu và văn hóa ẩm thực Tây Bắc, nơi du khách được tự tay làm bánh dày, nấu rượu theo đúng quy trình dân tộc. Nghe đâu tháng 12 này có Lễ hội mùa đông- Thiên đường tuyết rơi. Chín tháng đầu năm 2017, tổng lượng khách đến Lào Cai đạt: có 3 triệu lượt khách tới Lào Cai, tăng gần 44% so với cùng kỳ năm 2016; đưa tổng doanh thu du lịch 9 tháng đạt trên 7. 900 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ. Những tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục này không thể nói là không có phần đóng góp của những khu du lịch mới như Sun World Fansipan Legend.
Và cũng từ cách làm du lịch của Sun World Fansipan Legend, của InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, thấy rõ văn hóa bản địa, nếu biết cách khai thác, lồng ghép trong làm du lịch, sẽ tạo nên những sản phẩm hấp dẫn, “chất đến phút cuối cùng”.
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt