10:19 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Lễ hội độc đáo: Nửa đêm, cả làng ra đình châm hương "xin đỏ"

| 10:12 08/02/2017

(THPL) – Sau khi cụ Từ châm lửa, người dân trong làng vây quanh đống lửa châm hương, với mong muốn xin được “cái đỏ” về nhà mình.

Đều đặn vào hàng năm, làng An Định ( phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) lại tưng bừng tổ chức lễ hội xuân của làng. Hội làng được bắt đầu từ ngày mùng 7 Tết đến ngày 11/1 âm lịch. Ngày mùng 7 khai hội với lễ Đóng Đám, phong áo nhà thánh, ngày 8, 9, 10 (âm lịch) được coi là chính hội. Ngoài việc tế hội đồng với các thôn kết nghĩa, dân làng còn tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, hát quan họ trên thuyền rồng. Vào những ngày này, toàn bộ con gái của làng đi lấy chồng nơi khác đều tề tựu về đình làng để lễ thánh, cầu mong mọi sự tốt lành trong năm mới.

Đặc biệt vào 21h ngày 11/1 âm lịch, hội làng có tục xin lửa cầu may đầu năm. Tên gọi của lễ hội là 'Xin đỏ'. Dân làng quan niệm nếu lấy được “đỏ” từ đình làng mang về thì gia đình trong năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, mọi sự tốt lành trong năm đó.

Khoảng 21h, 7 cụ cao niên trong làng sẽ đứng ra làm lễ trước ban thờ Thành Hoàng làng cùng nhiều lễ vật. Sau khi làm lễ xong, tất cả vàng mã trong dịp Tết được mang ra cổng đình đốt.

Các cụ cao niên trong làng sẽ đem hết đồ vàng mã trong đình đem ra đốt
Khi ngọn lửa bùng to thì không khí càng trở nên náo nhiệt, sinh động
Sau khi châm được hương từ đống lửa trước cổng đình, mọi người sẽ đem chúng về cắm ở ban thờ gia tiên và cầu chúc những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với họ
Không còn được khoẻ mạnh và nhanh nhẹn, những người già phải buộc hương vào một cái sào dài và châm từ xa
Có nhiều người châm đến khi bó hương bùng cháy không thể dập tắt mới mang về nhà. Họ quan niệm rằng càng nhiều đỏ sẽ càng nhiều lộc
Toàn bộ thời gian hoá vàng mã chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút, nên những người đến sau chỉ được thắp hương trong đình chứ không còn lửa để xin về nhà
Nét khác biệt ở lễ hội "xin đỏ" là không có sự chen lấn, xô đẩy, thậm chí đổ máu như những lễ hội khác. Mọi người thường vun lửa cho nhau, người có lửa rồi sẵn sàng truyền lửa cho những người khác để thể hiện tình làng nghĩa xóm.

Thuỳ Linh

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu