14:08 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Lễ hội Cầu ngư mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biển Hà Tĩnh

21:48 05/02/2023

(THPL) – Ngày 5/2/2023 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mão), Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Xuân Liên (huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh ) tổ chức Lễ hội Cầu ngư và phát động Lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2023. Đây là một lễ hội truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tinh thần gắn kết cộng đồng, thu hút đông đảo nhân dân vùng ven biển và du khách thập phương tham gia.

Hàng trăm năm qua, người dân Làng Cam Lâm, xã Xuân Liên chủ yếu mưu sinh bằng các hoạt động phát triển kinh tế biển nên Lễ hội Cầu ngư là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân nơi đây.

Đền Đông Hải, Làng Cam Lâm xã Xuân Liên hiện lưu giữ 4 đạo sắc phong phong thần, năm 2017 được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh. Ảnh: Phan Châu

Ngay từ sáng sớm ngày 5/2 ,các ngư dân, các chủ tàu thuyền, các thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã tàu thuyền đã tập trung về Đền Đông Hải nằm ở thôn Lâm Hải Hoa, xã Xuân Liên (trước đây là làng Cam Lâm),để dâng hương, dâng lễ vật cúng tế Thần Ngư. Nơi đây thờ 17 mộ xương cá voi khổng lồ mà người dân thường gọi là cá Ông và cá Bà.Trong tín ngưỡng văn hóa dân gian nhân dân tôn thờ với ý niệm ví cá voi như một vị thần, dân ở vùng này gọi là thần Đông Hải.

Lễ hội Cầu ngư gồm hai phần: Đầu tiên là lễ rước kiệu Thành Hoàng về dự lễ cầu ngư; Phần hai là Lễ Cầu ngư ( Ngư Linh) và phát động ra quân đánh bắt hải sản.

Phần hội trong Lễ hội Cầu ngư được bắt đầu với một loạt những trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian như. Trò Kiều và dân ca ví, giặm (dặm) Nghệ Tĩnh. Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động thể thao sôi nổi như.Đánh bóng chuyền, đá bóng, đua thuyền trên biển, đi cà kheo, kéo co, đấu võ cổ truyền,hội thi “Con dâu dòng họ khéo tay hay làm hiếu thảo đảm đang”. Nấu bánh chưng, bánh tét, làm mâm cổ ẩm thực từ các món hải sản biển.Tất cả hoạt động này tạo nên bầu không khí lễ hội vừa trang nghiêm nhưng cũng rất sôi động rộn ràng và thú vị, thu hút du khách thập phương du xuân xem hội.

Lễ rước linh vị ( Ngư Linh) và di ảnh Bắc Hồ xuất cung vân du biển và nhập cung hậu tế đền Đông Hải. Ảnh: Phan Châu

Trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, ông Nguyễn Đức Đan, thành viên Ban tổ chức kiến thiết xây dựng Đền Đông Hải cho biết: "Lễ hội Cầu ngư ra quân đánh bắt hải sản đầu năm được tổ chức tại Cam Lâm với mong muốn trong mùa biển mới, ngư dân vươn khơi được thuận buồm xuôi gió, tàu về tôm, cá đầy khoang. Đây cũng là dịp đẩy mạnh tuyên truyền, động viên ngư dân tích cực sản xuất, khai thác hải sản, phát triển kinh tế, hỗ trợ nhau cứu hộ, cứu nạn trên biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Theo quan niệm của các ngư dân, cá voi là loài cá trợ giúp để tàu thuyền của ngư dân vững vàng trước phong ba bão táp hiểm nguy lênh đênh mưu sinh trên biển. Xuất phát từ cuộc sống lênh đênh sóng gió, luôn phải đối chọi với bão tố, phong ba bằng những phương tiện thô sơ thiếu thốn, người dân vùng biển đành phải tin vào cõi thần linh. Hằng năm, họ tổ chức lễ cầu ngư, cúng "ông Nam Hải" hay cá voi để cầu xin cho trời yên bể lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá. Vì luôn  phải đối mặt vời những tai họa bất ngờ ập đến, người dân vùng biển thường tin vào những thế lực siêu hình, cho nên lễ cầu ngư còn để cầu mong thủy thần, những người chết sông, chết biển phù hộ cho họ".

Phần nghi lễ quan trọng nhất trong Lễ hội Cầu ngư là đọc văn tế Thần Ngư. Một vị cao niên có uy tín nhất được làng chọn thực hiện dâng hương và đọc chúc văn tế.

Thượng điện đền Đông Hải (Làng Cam Lâm). Ảnh: Phan Châu

Một vị cao niên có uy tín nhất được làng chọn thực hiện dâng hương và đọc chúc văn tế và ban khánh tiết thực hành nghi lễ tế thần ngư. Ảnh: Phan Châu

Bài văn tế thể hiện sự biết ơn đối với việc che chở, nâng đỡ của cá Ông và cá Bà đối với ngư dân trong những chuyến đi biển, cũng như lời nguyện cầu mong muốn của ngư dân về một mùa biển yên bình, bội thu,cầu mong cho những chuyến ra khơi thuận buồm, xuôi gió,mưa thuận gió hòa tôm cá đầy khoang bình an trở về làm cho quê hương giàu mạnh.

Ông Đinh Trọng Liến (Làng Cam Lâm) chia sẻ: "Hàng trăm năm qua, người dân xã Xuân Liên chủ yếu mưu sinh bằng các hoạt động phát triển kinh tế biển. Xã có làng nghề truyền thống khai thác hải sản lâu đời, có đội tàu cá với trên 180 chiếc, trong đó có nhiều tàu cá tham gia đánh bắt ở vùng xa bờ, nhiều tàu được cấp phép hoạt động trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ. Làng Cam Lâm có các tổ đoàn kết, tổ hợp tác, giúp các ngư dân phát huy tinh thần đoàn kết hỗ trợ nhau khi gặp sự cố và hợp tác trong quá trình khai thác hải sản. Kết thúc buổi lễ là màn múa hát dân ca làng biển làng Cam Lâm với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc của loại hình nghệ thuật dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Sau buổi lễ, các tàu cá trong xã sẽ chuẩn bị ra khơi đánh bắt thủy hải sản đầu năm. Lễ hội Cầu ngư Đền Đông Hải ở làng Cam Lâm là một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biển, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tinh thần gắn kết cộng đồng.Cũng tại buổi lễ, đại diện ban tổ chức đã trao tặng cho các ngư dân,các chủ tàu hàng trăm lá cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ. Qua đó, động viên, chia sẻ, sát cánh cùng ngư dân trong công cuộc vươn khơi bám biển, khai thác thủy hải sản làm giàu cho quê hương đất nước và khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc ".

Một số hình ảnh được PV ghi nhận tại lễ hội:

Sau nghi lễ rước linh vị xuất cung vân du ven biển và quanh làng về nhập cung yết tế, kết thúc lễ tế là các tiết mục văn nghệ đặc sắc của nghệ thuật hát dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh ca ngượi quê hương đổi mới phát triển đi lên giàu mạnh. Ảnh: Phan Châu

Được biết lễ hội cầu ngư ở làng Cam Lâm sẽ được tổ chức quy mô lớn 5 năm một lần và diễn ra trong 2 ngày 14 và 15 tháng Giêng.

Phan Châu – Trần Dũng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu