Lạng Sơn: Nhiều vấn đề cần làm rõ tại dự án KĐT mới Mai Pha
(THPL) - Không những bất cập trong công tác hỗ trợ, đền bù dẫn tới sự không đồng thuận từ phía đa số hộ dân bị thu hồi đất, dự án KĐT mới Mai Pha (TP. Lạng Sơn) còn bị phản ánh về dấu hiệu thi công khi chưa xong khâu giải phóng mặt bằng…
Tin liên quan
- Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ nắng hanh, lạnh về đêm và sáng sớm
» Dự án KĐT mới Mai Pha (TP. Lạng Sơn): Giá đền bù thấp, nhiều hộ dân từ chối đo đạc, kiểm đếm
» Sai phạm tại Dự án Lạc Việt: UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm
» Hà Nội: Hàng loạt sai phạm tại dự án King Palace
Dấu hiệu thi công khi chưa giải phóng xong mặt bằng
Như trong bài viết “Dự án KĐT mới Mai Pha (TP. Lạng Sơn): Giá đền bù thấp, nhiều hộ dân từ chối đo đạc, kiểm đếm” mà Toà soạn Thương hiệu và Pháp luật đã đăng tải, cho đến thời điểm hiện tại, hàng trăm hộ dân bị thu hồi đất tại dự án KĐT mới Mai Pha vẫn chưa thể đồng thuận với phương án đền bù, hỗ trợ của UBND tỉnh Lạng Sơn.
Cụ thể, theo thông tin từ Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Lạng Sơn cung cấp cho phóng viên, trong tổng số 603 hộ và 03 tổ chức bị ảnh hưởng, nằm trong danh sách thu hồi đất, đền bù, hiện nay mới chỉ có 47 hộ dân đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng thực hiện dự án.
Mặc dù chưa hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tuy nhiên theo phản ánh của một số người dân, từ cuối năm 2020, xuất hiện các xe tải tập kết đất, tiến hành san gạt trong khuôn viên dự án KĐT Mai Pha. Thông tin này làm dấy lên những nghi ngại của dư luận về việc chủ đầu tư “vượt rào” để thực hiện thi công khi chưa đủ yếu tố pháp lý.
Nhằm xác minh thông tin phản ánh của người dân, chúng tôi đã về xã Mai Pha (TP. Lạng Sơn) để ghi nhận. Theo quan sát của phóng viên, trong khu vực được cho là đất của dự án, có một số điểm tập kết đất, đá, có dấu hiệu đã được san ủi mặt bằng trước đó.
Đáng chú ý, ngày 15/2/2022, khi phóng viên đang có mặt tại KĐT mới Mai Pha, có ghi nhận 01 xe tải chở theo đất, đá vào khu vực đã có dấu hiệu tập kết vật liệu và san ủi. Tuy nhiên, khi thấy phóng viên ghi hình, xe tải này đã dừng thao tác đổ đất, đá, rồi lập tức quay trở ngược ra, chạy khỏi khu vực dự án.
Trước đó, cũng tại khu vực này, vào ngày 12/1/2022, phóng viên ghi nhận khoảng chục chiếc xe tải cỡ lớn chở theo đất, đá chạy rầm rập vào khu vực KĐT mới Mai Pha…
Trước dấu hiệu chủ đầu tư tiến hành san lấp, thi công, phía Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn cho rằng: “Dự án KĐT mới Mai Pha, TP. Lạng Sơn đã được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết KĐT mới Mai Pha tỉ lệ 1/500 tại Quyết định số 1845/QĐ-UBND ngày 13/09/2021, trong đó có một phần diện tích trong quy hoạch thuộc Dự án kè bờ trái sông Kỳ Cùng - là dự án đầu tư công (được triển khai từ trước khi có chủ đầu tư KĐT mới), Nhà nước đã đầu tư một phần. Do vậy có việc bóc đất hữu cơ phía bờ kè sông, nhưng không thuộc dự án KĐT. Đối với phần thuộc KĐT, chưa có việc san lấp như ý kiến phản ánh của người dân. Theo thực tế, dự án đang được tổ chức thực hiện về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định”.
Thông tin trả lời của phía Sở có phần chưa thuyết phục, vì hình ảnh mà chúng tôi đã ghi nhận cho thấy ở khuôn viên dự án KĐT mới Mai Pha có dấu hiệu đã tập kết, san gạt đất, đá; tập kết vật liệu xây dựng khác. Việc xe tải chở đất, đá tới địa điểm rồi lập tức rời đi khi bị phát hiện, ghi hình… cho thấy những vấn đề mờ ám, khuất tất từ hiện trạng tập kết đất, đá và san gạt này.
Người dân thiệt thòi với cơ chế thu hồi đất
Dự án KĐT mới Mai Pha có diện tích lập quy hoạch gần 92 ha. Chủ đầu tư là liên danh CTCP Đầu tư Hải Phát - Công ty TNHH Hà Sơn.
Theo giới thiệu, sau khi hoàn thành, đây sẽ là khu đô thị mới bao gồm: Khu vui chơi, thể thao giải trí; dịch vụ công cộng và dịch vụ thương mại, hành chính; quân đội; các khu ở với không gian sống hiện đại,...
Tuy nhiên, vì đây là dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nên thủ tục thu hồi đất, công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư cho người dân được thực hiện theo các Điều 69, Điều 74 đến Điều 81 Luật Đất đai 2013 trên cơ sở khung giá đất do Nhà nước ban hành mà không phải do chủ đầu tư cùng người sử dụng đất thoả thuận mức đền bù.
Theo khung giá do UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành, những hộ dân bị thu hồi tại dự án KĐT mới Mai Pha đang được đền bù từ 56.000 đồng/m2 - 70.000 đồng/m2 đối với đất trồng lúa; từ 46.000 đồng/m2 - 60.000 đồng/m2 đối với đất trồng cây lâu năm; từ 52.000 đồng/m2 - 66.000 đồng/m2 đối với đất trồng cây hàng năm; từ 38.000 đồng/m2 - 46.000 đồng/m2 đối với đất trồng nuôi trồng thủy sản.
Sau khi cộng với các khoản hỗ trợ khác, mỗi hộ dân bị thu hồi đất tại dự án KĐT mới Mai Pha nhận được tiền đền bù từ 228.000 đồng/m2 - 420.000 đồng/m2 .
Trên thực tế, về cơ cấu sử dụng đất, dự án KĐT mới Mai Pha có gần 72 ha là đất ở. Chỉ có hơn 4 ha là đất cây xanh đô thị, gần 3 ha là đất công cộng đô thị, hơn 2 ha là đất hỗn hợp, gần 3 ha là đất quốc phòng an ninh,...
Suốt thời gian qua, nhiều đại biểu quốc hội, chuyên gia, luật sư đã không ngừng lên tiếng về “kẽ hở” xuất phát từ cụm từ “Phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Bởi những dự án phát triển kinh tế - xã hội thuộc diện tích thu hồi đất mà chủ đầu tư phải tự thoả thuận với người dân theo quy định tại Điều 73 Luật Đất đai 2013 có thể sẽ bị “phù phép” trở thành dự án do nhà nước thu hồi dựa trên khái niệm “lợi ích quốc gia, công cộng”.
Một số ý kiến cho rằng, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội là cần thiết, nhưng vấn đề lợi ích giữa người bị thu hồi đất và những doanh nghiệp nhận được đất cần phải cân đối hài hoà. Muốn vậy, cần tách bạch mục đích thu hồi đất sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng ra khỏi mục đích phát triển kinh tế - xã hội thuần tuý, để từ đó áp dụng cơ chế thu hồi, đền bù khác nhau.
Trở lại với dự án KĐT mới Mai Pha, nhiều ý kiến cho rằng, với 72 ha đất ở trong tổng số gần 92 ha đất của dự án, cái “mác” dự án kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng có phải đang tạo ra lợi ích cho nhà đầu tư và tạo ra sự thiệt thòi cho những hộ dân bị thu hồi đất?
Toà soạn Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!
Lâm Tới
Tin khác
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
-
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
-
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
(THPL) - Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương...22/11/2024 11:55:22Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
(THPL) - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ...22/11/2024 11:53:46
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Xuân lộc thọ bán chung cư viha leciva suất ngoại giao
- Căn hộ The Metropole Thủ Thiêm Quận 2
- Giới thiệu Căn hộ Eaton Park Mai Chí Thọ