Lai Châu: Tăng sinh kế cho người dân từ lợi ích bảo vệ rừng
Nhiều năm qua, việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ở Tân Uyên (Lai Châu) đã mang lại kết quả tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân sống gắn bó với rừng, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách này đã và đang khẳng định là giải pháp bảo vệ rừng có hiệu quả và bền vững.
Tin liên quan
- Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
» Tân Uyên, Lai Châu: Người dân hưởng lợi thiết thực từ môi trường rừng
» Phong Thổ - Lai Châu hoàn thành nhiều kế hoạch 9 tháng đầu năm 2023
» Huyện Phong Thổ (Lai Châu) thực hiện tốt kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công quý I năm 2023
Rừng là nguồn sống
Tân Uyên là một trong những huyện của tỉnh với vị trí đầu nguồn sông Đà, có diện tích rừng lớn trên cả nước, với hơn 34 nghìn ha diện tích đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên là trên 30 nghìn ha, hiện tại rừng trồng đang được tăng lên theo từng năm. Nơi đây còn là nơi sinh thủy, cung cấp nước cho các công trình thủy điện lớn như thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Huội Quảng...và nhiều công trình thủy lợi phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; đồng thời là vùng đệm của vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn.
Để hiểu hơn về lợi ích từ rừng, chúng tôi đã tìm đến mảnh đất Tân Uyên, điều thu hút sự chú ý đầu tiên chính là những đồi chè điệp trùng, phía xa xa là cánh rừng xanh bạt ngàn dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn. Đi qua các cung đường vòng vo, chúng tôi đã đặt chân tới các thôn, bản dưới cái thời tiết se lạnh của mùa đông, câu chuyện mà chúng tôi được nghe và chia sẻ từ người dân nơi đây là sự vui mừng, phấn khởi vì nhiều năm qua họ đã được đón nhận giá trị kinh tế từ việc bảo vệ rừng. Ai ai cũng tự hào về công việc mà họ đang làm, đó là việc bảo vệ rừng, giữ rừng và chăm sóc rừng hàng ngày.
Câu chuyện còn hấp dẫn hơn khi chúng tôi được nghe những người cao tuổi trong bản kể lại, nhiều năm trước, cũng như nhiều đồng bào dân tộc khác, người Mông ở bản vẫn giữ tập quán du canh du cư, vào rừng chặt cây để làm nương. Ngoài ra, có không ít đối tượng ngoài địa phương đến làm ăn, dụ dỗ, móc nối nên một số người vì ham vật chất mà khai thác rừng và săn bắt động vật hoang dã trái phép. Hậu quả, không ít vùng rừng bị xâm hại, tàn phá; muông thú bị bẫy bắt, giết hại ngày càng cạn kiệt… khiến công tác bảo vệ rừng ngày càng trở nên khó khăn. Nhưng từ khi được hưởng tiền chi trả DVMTR, nhận thức của bà con bắt đầu thay đổi. Cùng với đó, qua năm tháng, sự kiên trì tuyên truyền của các cơ quan ban ngành, trong đó có vai trò của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Uyên, nhận thức của đồng bào ngày càng được thay đổi rõ rệt, rừng đã được bảo vệ sát sao và hiệu quả hơn.
Nhờ vào rừng, nên nhiều năm nay bà con nơi đây được tạo sinh kế, có thêm thu nhập ổn định nhờ vào chính sách chi trả DVMTR, trong năm 2022, Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Uyên đã nghiệm thu, hoàn thiện hồ sơ thanh toán, chi trả DVMTR với tổng số tiền trên 32 tỷ đồng trên địa bàn 10 xã, thị trấn. Chi trả cho 70 cộng đồng bản nhận khoán, trên 8 nghìn hộ gia đình, cá nhân với số tiền trên 31 tỷ đồng; chi trả 45 hộ gia đình nhận khoán với số tiền 750 triệu đồng.
Đồng chí Đỗ Hữu Phong – Phó Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tân Uyên cho biết: “Từ khi có chính sách chi trả DVMTR, ý thức giữ rừng của người dân có nhiều chuyển biến rõ rệt. Nhân dân các dân tộc trong huyện tích cực hơn trong công tác bảo vệ, phát triển rừng. Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng giảm đi đáng kể. Không những vậy người dân còn tích cực trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, giúp cho những cánh rừng của huyện ngày càng xanh tốt.”
Bên cạnh những hiệu quả đạt được từ chính sách DVMTR, thì đơn vị đã gặp không ít những khó khăn như: Địa hình hiểm trở, núi đá cao, độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp dẫn đến công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt, nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về bảo vệ và phát triển rừng chưa đầy đủ, mặt bằng dân trí không đồng đều, một số tập quán lạc hậu còn tồn tại làm ảnh hưởng đến công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn như: Tập quán thả rông gia súc phá hoại rừng trồng, đốt nương làm rẫy gây nguy cơ cháy rừng còn diễn ra khá phổ biến.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng với sự nỗ lực của đơn vị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn và UBND các xã đã đạt được một số kết quả tốt. Hoạt động lâm nghiệp được tập trung chỉ đạo, tích cực tuyên truyền và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án để thu hút đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp ngay từ đầu năm.
Có thể nói, chính sách chi trả DVMTR được triển khai ở Tân Uyên đã góp phần trong tổng thu nhập của người dân, đây là một nguồn thu nhập đáng kể để cải thiện một phần đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống gắn bó với rừng, đóng góp vào công tác ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo của huyện, từng bước nâng cao ý thức người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng.
Giữ rừng và phát triển rừng bền vững
Xác định rừng và đất rừng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngay từ đầu năm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của đơn vị đã xây dựng 02 kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng trong tháng cao điểm của mùa khô nhằm giảm thấp nhất thiệt hại xảy ra. Thường xuyên phối hợp với Hạt kiểm lâm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp phát, đốt rừng trái phép. Cử viên chức kỹ thuật theo dõi, cập nhật diễn biến rừng hàng tháng.
Trong năm 2023 diện tích chăm sóc, cuốc xới và vun gốc đã thực hiện trên 26 ha, đạt tỷ lệ 100%, xây dựng hồ sơ thiết kế khoanh nuôi tái sinh tự nhiên giai đoạn năm 2023- 2028 với diện tích trên 361 ha. Bên cạnh quá trình phối hợp vận động nhân dân chăm sóc rừng trồng quế, giổi năm 2021- 2022, tuy đã thực hiện nhưng công tác phối hợp với UBND các xã, các phòng ban chuyên môn liên quan vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Bởi chất lượng rừng trồng tại một số khu vực đạt tỷ lệ sống thấp, nhiều hộ gia đình có diện tích lớn nên chăm sóc không kịp thời. Ngoài ra, Ban quản lý rừng phòng hộ phối hợp với UBND xã Mường Khoa phối hợp vận động, tuyên truyền, truyển khai 02 cuộc họp về dự án trồng chè cổ thụ năm 2023 tại bản Hô Tra xã Mường Khoa.
Cùng với đó, đơn vị đã chủ động xây dựng và thực hiện nghiêm phương án PCCCR, xây dựng hồ sơ duy tu đường băng trắng cản lửa phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2023-2024 với chiều dài 9.740 m, diện tích 19,48 ha từ nguồn vốn hỗ trợ 10% của Ban quản lý rừng phòng hộ với số tiền gần 80 triệu đồng. Hướng dẫn người dân không đốt nương làm rẫy trong giờ cao điểm của những ngày nắng nóng, duy trì trực 08 chốt gác bảo vệ rừng trong những ngày nắng nóng khô hanh kéo dài ở các xã Trung Đồng, Phúc Khoa, thị trấn Tân Uyên,...Từ việc chú trọng công tác bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho người dân, đã góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng của huyện.
Để năm tiếp theo đạt kết quả tốt hơn, ông Đỗ Hữu Phong khẳng định: “Đơn vị sẽ tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR; gắn trách nhiệm của nhân dân trong công tác bảo vệ rừng với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn. Nâng cao trách nhiệm của tổ chuyên trách bảo vệ rừng trong việc quản lý, xây dựng hương ước thôn bản, bảo vệ tốt diện tích rừng nhận khoán. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch kiểm tra công tác chuyên môn ngay từ đầu năm. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng viên chức và hợp đồng lao động của đơn vị phụ trách, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo từng chỉ tiêu kế hoạch được giao để có thể đạt kết quả tốt nhất trong những năm tiếp theo.”
Qua đó, việc giữ rừng và phát triển rừng không chỉ góp phần tạo sinh kế lâu dài, ấm no cho người dân mà còn giúp thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Giữ rừng cũng chính là giữ ấm no, giữ sinh kế bền vững cho người dân.
Văn Minh
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt