Họa sĩ Văn Dương Thành và cuộc hành trình sáng tác tranh trên lụa tặng Công chúa kế vị của Vương quốc Thuỵ Điển
(THPL) - Văn Dương Thành lớn lên tại Hà Nội, nơi bà theo học tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Hiện nay, bà đang sáng tác và dậy học tại Thuỵ Điển và Việt Nam.
Tin liên quan
- Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
Hơn 300 doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh chung tay kích cầu du lịch
» Họa sĩ Văn Dương Thành - Người phụ nữ thông qua hội họa mang tâm hồn Việt đến với cuộc sống bình dị và đến với những nguyên thủ quốc gia
» “Ủ” của Họa sĩ Hiền Nguyễn: Từ kỹ thuật làm tranh đến tên gọi của triễn lãm cá nhân
» Họa sĩ Thành Chương và nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng tiết lộ quá trình minh họa Truyện Kiều 2017
Năm 2000, sau khi tốt nghiệp ngôn ngữ Thụy Điển tại trường Cao Học Công Dân, Văn Dương Thành bắt đầu giảng dạy hội họa, chuyên khoa sơn dầu và lụa cho học viên các quốc tịch, phần lớn là giảng viên mỹ thuật, họa sĩ và sinh viên. Do yêu cầu của nhà trường, Văn Dương Thành đã tu nghiệp sâu hơn môn vẽ tranh trên lụa, mà rất phát triển ở Italia và Pháp.
Thành muốn đưa những bức tranh của mình từ phòng triển lãm, viện bảo tàng vào cuộc sống đến với từng gia đình và mọi lứa tuổi. Bởi thế, ngoài việc sáng tác những bức tranh sơn dầu 3, 4m - Thành trăn trở để tìm một con đường để chuyển thể các bức tranh này sang mỹ thuật thực hành mà mọi người đều có thể sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Nhận thấy khả năng biểu cảm giàu có của màu sắc trên lụa tơ tằm dệt tay của Việt Nam, Thành đã sáng tác không chỉ những bức tranh lụa khổ lớn cho các viện bảo tàng, mà bà còn rất say mê vẽ tranh trên những tấm khăn lụa, áo dài – không những chỉ thiết kế hoạ tiết bốn mùa lộng lẫy cho phụ nữ - mà bà còn thiết kế những hoạ tiết trên lụa cho các em bé sơ sinh, các em thiếu niên, cô dâu, và những chiếc khăn đầy nam tính cho phái mạnh. Những sáng tác trên lụa để phục vụ cuộc sống này của Văn Dương Thành đang ngày càng được ưa chuộng như một món quà quốc gia, hoặc để đánh dấu một kỷ niệm quý giá cho các gia đình trong các dịp lễ, tết, cưới cũng như sinh nhật.
Ý tưởng này bắt đầu trong một cuộc tiếp tân của phu nhân Phó Tổng Thống Hoa Kì - Bà Jill Biden tại Hà Nội. Phu nhân vốn là người mẫu, nhà giáo. Khi đọc diễn văn, phu nhân khoác một tấm khăn Tatta thêu hoa sen rất giản dị và trang trọng. Bà vui vẻ nói: “Tôi xin tiết lộ bí mật, đây là tấm khăn trải bàn mà Phó Chủ Tịch Nước Việt Nam đã tặng tôi, thấy tấm khăn rất đẹp nên tôi diện nó trong dịp tiếp đón các quý bạn.”
Tôi thấy tấm khăn choàng rất đẹp và cần thiết cho mọi buổi lễ tân từ thân mật đến cấp Nhà Nước, và rất được các phu nhân ưa chuộng. Một tấm khăn vẽ tay sáng tác riêng biệt cho một nhân vật sẽ tôn vinh, làm nổi bật nét đẹp, cá tính của nhân vật đó. Và chủ nhân có thể phối tấm khăn với các áo đầm dạ hội, các dịp lễ tân khác nhau. Tôi đưa những bố cục trích đoạn từ các bức tranh nửa trừu tượng của mình, chọn màu sắc hòa hợp với vẻ đẹp và tính cách của nhân vật. Sự phản hồi của các phu nhân rất khả quan, họ thường viết thư tay để cám ơn về những tác phẩm trên khăn lụa của Văn Dương Thành.
Thời gian để thể hiện một bức tranh trên khăn lụa có thể nhiều gấp ba, bốn lần sáng tác một tranh sơn dầu. Mỗi nét bút đặt trên tranh lụa gần như cần sự tập trung tuyệt đối và nín thở để vẽ, mỗi nét bút đều phản ánh cảm xúc dạt dào, tinh tế, lắng đọng và không thể sửa chữa bởi khi đầu vệt bút chạm vào mặt lụa đã là một quá trình nhuộm lụa và không thể thay đổi.
Tấm khăn lụa vẽ xong, màu vẽ ngấm xuyên qua các thớ lụa tạo nên mặt trước và mặt sau đều là một bức tranh và bảo đảm có độ màu rực rỡ, chính xác như nhau.
Sau khi vẽ một lượt, họa sĩ cần làm giai đoạn hấp nóng tấm khăn lụa trong nhiều tiếng dồng hồ để màu ngấm sâu vào từng thớ lụa rồi dùng nhiệt độ cao thích hợp trong khoảng vài giờ rồi sau đó sẽ ngâm tấm lụa với một loại hoa quả để giữ màu và sự óng ả của tơ. Mỗi bức tranh chỉ có một bản và có chữ ký của tác giả cũng như tên của chủ nhân tấm khăn.
Cũng có chủ nhân khoác tấm khăn trong các dịp đặc biệt rồi đóng khung trưng bày trong gia đình. Gần đây nhất là dịp Văn Dương Thành được giao nhiệm vụ vẽ hai bức tranh trên khăn lụa để Nhà Nước tặng cho hai vị phu nhân Melania Trump và Ri Sol-ju.
Mỗi bức có chiều dài 210x90cm, đề tài đều về Mùa Xuân Hoa Nở, nhưng có hòa sắc hoàn toàn khác biệt do được sáng tác theo phong cách và vẻ đẹp riêng biệt của mỗi vị phu nhân.
Vài nét về họa sĩ
Bước vào Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 12 tuổi, Văn Dương Thành đã nhanh chóng nắm bắt các trường phái hội hoạ Pháp. Sau khi tốt nghiệp 12 năm học, bà đã khẳng định tên tuổi của mình, kết hợp thành công hội hoạ truyền thống Á châu và Âu châu; bằng cách sử dụng các kỹ thuật vẽ tranh phương Tây kết hợp nhuần nhuyễn với mỹ thuật dân gian Việt Nam. Phong cách trừu tượng kết hợp với bố cục hài hòa, sắc màu rực rỡ và những nét cọ mạnh mẽ - để thể hiện những rung động và thông điệp riêng của bà qua các bức tranh.
Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tuyển chọn bức tranh đầu tiên của Văn Dương Thành vào bộ sưu tập của họ khi bà vừa 21 tuổi – là hoạ sỹ trẻ nhất được nhận vinh dự này. Kể từ đó, nhiều tác phẩm của bà đã được tuyển vào bộ sưu tập của các bảo tàng nghệ thuật quốc gia ở Pháp, Hoa Kỳ, Romani, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Bảo tàng Frederic Chopin ở Ba Lan, v.v. Văn Dương Thành đã vẽ hơn 1.800 bức tranh và đã có hơn 85 cuộc triển lãm cá nhân trong và ngoài nước. Bà đã nghiên cứu công phu và sử dụng điêu luyện các chất liệu như sơn dầu, goauche và tranh sơn mài cũng như điêu khắc đá.
Văn Dương Thành đã nhận được nhiều giải thưởng giá trị cũng như bà được coi như đại sứ văn hoá của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Nhiều sáng tác của bà được lựa chọn làm quà tặng quốc gia cho các vị nguyên thủ như tổng thống Donal Trump, Barack Obama, Jimmy Carter, Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Ruth Bader Ginsburg và H.E. Prince Karel Schwarzenberg, Chánh án tối cao Giáo sư, Tiến sỹ Vyacheslaw M. Lebedev….
Vài nét về lụa tơ tằm.
Nghệ thuật dệt lụa tơ tằm nguyên chất và vẽ tranh trên lụa là một trong những truyền thống lâu đời ở Châu Á. Hàng ngàn năm qua, lụa được biết đến và ngưỡng mộ về kết cấu nhẹ và bền, độ bóng óng ả, và khả năng cách nhiệt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và giải thích vì sao khi dùng lụa còn người thấy rất thoải mái, mát dịu về mùa hè và ấm áp về muà đông. Chính chất liệu tự nhiên quý giá này có nhịp sinh học trùng hợp với nhịp thở của làn da con người. Lụa luôn được ưa thích và từ thời xa xưa đã được dệt công phu cho các vị hoàng đế và quý tộc.
Sau khi đã hoàn thành hai tấm tranh trên khăn lụa được chọn làm quà tặng cho 2 vị phu nhân của hai nguyên thủ Mỹ và Triều Tiên, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội, Văn Dương Thành tiếp tục được giao nhiệm vụ sáng tác một bức tranh trên khăn lụa mới sẽ được dùng làm quà tặng cho vị Công chúa kế vị của Vương quốc Thuỵ Điển để ghi nhớ chuyến thăm chính thức Việt Nam 5/2019.
Đối với một hoạ sỹ, tác phẩm của mình được lựa chọn luôn là một niềm vui lớn, nhưng lần này có ý nghĩa hơn nữa vì Văn Dương Thành đã từng có thời gian sáng tác và giảng dậy tại Thuỵ Điển. Hai mươi năm qua, tác phẩm của bà đã được trưng bày tại hơn 30 triển lãm cá nhân, bảo tàng mỹ thuật, và hoạ sỹ đã giảng dậy mỹ thuật cho hơn 1000 sinh viên.
Văn Dương Thành khởi đầu bằng việc tìm hiểu hình ảnh, phong cách, tính cách của vị khách để sáng tác một tác phẩm không chỉ đơn thuần là một bức tranh lụa mà cũng có thể sử dụng như một sản phẩm thời trang được dùng trong các lễ tân quốc gia, bữa tiệc, sự kiện hoặc khoác lên các mẫu soiree thích hợp với mọi không gian.
“Cách đây nhiều năm khi công chúa còn đi học ở trưởng phổ thông, thì chúng tôi đã được gặp, đó là một thiếu nữ hoàng gia nhưng rất vui tính, hoà đồng, khiếm tốn và thân ái với mọi người. Sau này cô đã học tập tại trường đại học Yale o Hoa Kỳ và thực tập tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York. Phong thái của cô vừa sang trọng, trang nghiêm và dịu dàng. Vì thế Văn Dương Thành có ý tưởng sẽ làm một bức tranh 2m trên lụa dệt tay.
Bà chọn những màu sắc êm dịu, kín đáo để làm tôn lên vẻ đẹp rất quý phái và hồn nhiên của vị khách. Tuy vậy tấm khăn sẽ được điểm xuyết những màu xanh nước biển và những bông hoa vàng - là hai màu được biểu hiện trên lá cờ của Vương quốc mà cô sẽ lên ngôi Nữ hoàng. (Hoa xuyến tuyết và hoa đôi. Hoa đôi có tên khoa học latin là Linnaeus flower – được đặt tên theo nhà vật học nổi tiếng của Thuỵ Điển Carl von Linnaeus.) Hai màu này sẽ được biến tấu khi rực rỡ khi hoà quyện vào những hoạ sắc màu trầm hơn để tôn vinh màu mắt, màu tóc nâu cũng như làn da rất óng mịn của chủ nhân”. Hoạ sĩ Văn Dương Thành chia sẻ.
Tấm lụa 2m đã được dệt xong và được bàn tay khéo léo của nghệ nhân rút sợi ngang để kết thành từng tưa lụa mảnh mai óng ả, khi khoác tấm khăn lên những đợt tua này sẽ gợn sóng và sẽ tăng phần thướt tha của người dùng. Đây là một bức tranh thiên nhiên trên tấm khăn, một bản duy nhất - có ký tên tác giả và ghi tên của công chúa. Hy vọng sẽ là một kỷ niệm vui và đẹp cho chuyến đi thăm lần đầu tiên của công chúa đến với Việt Nam, đất nước mà bố mẹ cô, Nhà vua và Hoàng hậu, đã đến thăm chính thức 15 năm trước đây.
Về xây dựng và thể hiện bức tranh trên khăn lụa
Sau khi nghiên cứu phong cách của vị khách, Văn Dương Thành phác thảo các ý tưởng trên giấy, motif là những bông hoa hồng, hoa xuyên tuyết, hoa Linnaeus là những bông hoa được yêu quý ở sứ sở của vị khách. Văn Dương Thành khai quát hình dáng và bố cục của những bó hoa có tính trang trí và biểu tượng nhưng không sao chép y như ở thiên nhiên. Các phác thảo được thử qua các gam màu khác nhau từ màu ghi êm dịu đến màu vàng rực rỡ. Màu xanh của bàu trời và những gam hồng và tím rất dịu nhẹ. Dữa những phác thảo khá công phu, một bức sẽ được lựa chọn để chuyển thể sang tấm lụa 2m x 90cm. Vẽ tranh trên lụa đỏi hỏi hoạ sỹ có ý tưởng và nắm bắt chất liệu để chủ động đưa những vệt bút rất phóng khoáng, những đường viền thanh mảnh nhỏ dưới một phần của sợi tóc vào màu lụa thấm xuyên qua thớ lụa để 2 mặt tranh đều như nhau.
Mỗi nét bút đều ghi dấu hơi thở và cảm xúc của hoạ sỹ cũng như vẽ tranh thuỷ mạc, vẽ một mạch không nghỉ, vẽ trên lụa khó hơn so với các chất liệu khác, họạ sĩ cần bố cục rất kĩ bởi khi bút đã chạm vào mặt lụa thì không thể sửa chữa được nữa. Một tấm tranh trên khăn lụa thường có khổ to và dài, và chất liệu lụa rất đặc thù vì thế vẽ tranh trên lụa chiếm thời gian gấp nhiều lần so với vẽ tranh sơn dầu.
Ngân An
Họa sĩ Văn Dương Thành - Người phụ nữ thông qua hội họa mang tâm hồn Việt đến với cuộc sống bình dị và đến với những nguyên thủ quốc gia
“Ủ” của Họa sĩ Hiền Nguyễn: Từ kỹ thuật làm tranh đến tên gọi của triễn lãm cá nhân
Họa sĩ Thành Chương và nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng tiết lộ quá trình minh họa Truyện Kiều 2017
VCCA giới thiệu tác phẩm của họa sĩ đương đại Lê Kinh Tài
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt