12:59 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Hà Tĩnh: Tập đoàn Hoành Sơn giữ bằng cấp gốc của người lao động

09:20 21/05/2020

(THPL) - Nhiều người lao động tại Tập đoàn Hoành Sơn lâm vào tình cảnh khó khăn vì đơn vị này nợ lương và giữ bằng gốc của người lao động trong thời gian qua. Tuy nhiên, đại diện đơn vị này khẳng định rằng đó là “quy định của Tập đoàn”.

 

 Tập đoàn Hoành Sơn nơi xảy ra nhiều vụ việc trong thời gian qua.

Vừa qua, Phóng viên Thương hiệu và Pháp luật nhận được phản ánh của người lao động đang làm việc tại Tập đoàn Hoành Sơn về những quy định bất thường trái với luật lao động của Tập đoàn này như: Nợ lương và giữ bằng gốc của nhiều cán bộ nhân viên tuy nhiên không ai dám lên tiếng vì sợ đuổi việc.

Anh N, một lao động đang làm việc tại Tập đoàn này cho biết, hiện đơn vị này “còn nợ lương của nhân viên tháng 3 và tháng 4, còn tháng 2 vẫn chưa trả hết, không những thế lương của năm 2019 cũng còn nợ lắt nhắt một ít. Nhiều cán bộ muốn nghỉ tuy nhiên vì đang vướng tập đoàn này giữ bằng gốc nên không thể đi được”.

Để làm rõ phản ánh của người lao động, phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Hoành Sơn có trú sở tại phường Đức Thuận -Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Trước thông tin người lao động phản ánh đơn vị này đã nợ lương nhân viên hơn hai tháng qua và giữ bằng gốc của người lao động, đại diện Tập đoàn Hoành Sơn ông Trần Đức Công thư ký - Chủ tịch Tập đoàn này cho biết: “Hiện Tập đoàn Hoành Sơn có số lượng người lao động hơn 1.000 lao động đang làm việc cho Tập đoàn và được phân bố nhiều nơi nhiều vùng, với số lượng nhân sự lớn nhưng Tập đoàn luôn luôn đảm bảo được tiền lương và công việc là rất tốt các anh cứ tìm hiểu xem”. Không những thế vị này còn khẳng định các chế độ lương hàng tháng trả cho người lao động bình thường và “vào ngày 15 hàng tháng”, tuy nhiên do dịch Covid nhưng Tập đoàn vẫn trả lương là ngày 20 hàng tháng cho anh em, ông Công cho biết thêm...

Đây là một thể loại giấy tờ biên lai nhận bằng gốc khi người lao động vào làm việc tại tập đoàn này.

Tuy nhiên sau khi phóng viên đưa ra những phản ánh của người lao động về nợ lương của Tập đoàn này thì vị này mới lý giải: “Nếu có phản ánh đó thì do có những bộ phận công nhân ở phía bắc, bên Lào và ở Vũng Tàu thì họ không ở gần trụ sở chính được nên tiền lương được phân bổ về các nơi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản” và thừa nhận rằng: “Trường hợp chưa nhận được hai ba tháng thì có thể đó là bộ phận phía Bắc hoặc Vũng Tàu”.

Trước phản ánh tình trạng nợ lương không chỉ ở các tỉnh khác như ông Công trao đổi mà ngay cả công nhân tại Hà Tĩnh, cụ thể là Công ty cổ phần điện mặt trời Hà Tĩnh thuộc Tập Đoàn Hoành Sơn thì ông Công cho biết: “Chúng tôi sẽ cho anh em kiểm tra vì bộ phận điện năng lượng mặt trời chỉ có 18 nhân viên ít chứ đâu nhiều nhặn gì”.

Trái ngược với những thông tin mà ông Công đưa ra, một công nhân tại nhà máy nhiệt điện khẳng định: "Hiện cho đến thời điểm này (19/5/2020-PV), theo như chúng tôi nhận được phản ánh của người lao động thì họ vẫn chưa hề nhận được lương như thỏa thuận trong hợp đồng, anh (tức PV) không tin đến hỏi thêm những người lao động khác thì biết".

Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, theo Nghị định thì người sử dụng lao động có thể bị phạt đến 100.000.000 đồng trả lương không đúng thời hạn cho người lao động mức phạt tùy thuộc vào số lượng lao động vi phạm, trong đó có quy định như: 310 người trở lên mức phạt từ 40 đến 50 triệu đồng (áp dụng cho người sử dụng lao động là cá nhân, còn đối với tổ chức mức phạt tăng gấp đôi).

Cũng tại buổi làm việc nói về vấn đề thu giữ bằng của cán bộ công nhân thì ông Công cho biết: “ Là để giữ chân nhân viên”. Khi (PV) hỏi ai quy định điều đó? vị này khẳng định: “ Đó là quy định của Tập đoàn, không lỡ lao động làm sai hỏng còn có cái mà xử lý”.

-Theo điều 5 Nghị định 95/2013 NĐ-CP quy định hậu quả pháp lý và biện pháp khắc phục:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a, Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động...

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a, Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy việc nợ lương của Tập đoàn Hoành Sơn là vi phạm quy định về luật lao động và đồng thời hành vi thu giữ bằng gốc của Tập đoàn này đã vi phạm Nghị định 95/2013 NĐ-CP.

Đề nghị các cơ quan chức năng Hà Tĩnh vào cuộc xử lý, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.

 

 Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin 

Hữu Ngọc

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu