Hà Tĩnh: Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành “trở mặt làm trái”, tàn phá rừng phòng hộ ven biển?
(THPL) - Trong hơn 10 năm, từ những dự án hàng nghìn tỷ chậm tiến độ, được UBND tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt “ưu ái” gia hạn nhiều lần. Và khi tự coi mình là đứa “con cưng”, Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành đã phá vỡ quy định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tự ý thay đổi chủ trương, tự cấp giấy phép xây dựng cho chính mình tại Dự án “Quản lý, bảo vệ vào sử dụng rừng phòng hộ ven biển” (xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Tin liên quan
- Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ nắng hanh, lạnh về đêm và sáng sớm
» Long An: Sau hàng loạt phản ánh Dự án VietUc Varea rơi vào tầm ngắm
» Khu biệt thự sinh thái Garden Oasis: Vẽ ra dự án ‘trá hình’ đem bán thu lời bạc tỷ
» Hà Nội: Chính thức thanh tra trách nhiệm tại dự án Công viên nước Thanh Hà
Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành (thôn 6, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), có người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Ngọc Mỹ (hộ khẩu thường trú tại tầng 3, GC8, tòa nhà The Vista, phường An Phú, quận 2, TP Hồ Chí Minh) được UBND tỉnh Hà Tĩnh “nuông chiều” tại 3 dự án “Sân Golf 18 lỗ Xuân Thành, Trung tâm dịch vụ thể thao giải trí đua chó Xuân Thành, Khu dịch vụ và nhà nghỉ Xuân Thành tại xã Xuân Thành và xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân).
Theo đó, 3 dự án có tổng số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng này được khởi công từ năm 2008 nhưng đến nay, tức là hơn 10 năm với 4 lần điều chỉnh cùng nhiều công văn thúc dục nhà đầu tư của UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho đến hiện tại, một số hạng mục của dự án vẫn đang là những “mớ bùi nhùi” chưa hẹn ngày hoàn thiện.
Vậy nhưng, tháng 4/2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh lại tiếp tục “ưu ái” cho Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành “mượn” khoảng 2,95ha rừng phòng hộ ven biển xã Xuân Thành để thành lập Dự án “Quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng phòng hộ ven biển”. Trong Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu dự án hoàn thành và đưa vào khai thác trong vòng 2 tháng, tức là tháng 6/2017.
“Ngâm” gần 3 năm, tưởng chừng dự án Quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng phòng hộ ven biển đã “chết yểu”, và lợi dụng khi các đơn vị quản lý Nhà nước lơ là. Thì mới đây (khoảng tháng 11/2019) Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành bất ngờ triển khai dự án một cách rầm rộ. Điều đáng nói, thay vì lắp đặt 130 cái lều bạt phục vụ khách du lịch nghỉ mát dưới tán rừng phòng hộ, Nhà đầu tư lại tự ý điều chỉnh chủ trương, "tự" cấp giấy phép xây dựng cho chính mình để đào móng, đổ bê tông cốt thép, lắp đặt bồn chứa chất thải ngầm và dựng gần như hoàn thiện 130 chiếc container trong phạm vi rừng phòng hộ xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân.
“Rừng phòng hộ, tán cây xanh là tài sản chung của cộng đồng, tất cả người dân đều có quyền thụ hưởng. Nhưng nhà đầu tư không tuân thủ quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tự ý thay đổi kết cấu, phá vỡ sự bền vững của yếu tố tự nhiên rừng là điều đáng bị lên án.” – Ông N.V.T bức xúc chia sẻ với PV.
Để tìm hiểu rõ hơn về những phản ánh của người dân, Phóng viên đã trực tiếp có mặt tại Dự án “Quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng phòng hộ ven biển”. Theo quan sát, dưới tán rừng phòng hộ, hàng chục công nhân đang tiến hành lắp đặt hoàn thiện hệ thống “nhà nghỉ” bằng thùng container trên những cọc móng bằng bê tông cốt thép. Những gốc cây phi lao, tràm... bị đốn hạ, đào rễ vứt ngổn ngang gần bờ biển.
Ông Trần Thanh Tường – Hạt trưởng hạt kiểm lâm Nghi Xuân cho biết: UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý giao 2,95 ha rừng phòng hộ cho Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành để kinh doanh dưới tán cây nhưng không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, chất lượng, tính năng phòng hộ của rừng, ngoài ra đợn vị còn phải trồng mới một số diện tích cây phi lau vào những khu đất trống.
“Hiện tại, chúng tôi có đi kiểm tra phát hiện đơn vị có điều chỉnh thay đổi phương thức xây dựng, họ điều chỉnh thay đổi hạng mục trước đây thì được phê duyệt làm lều bạt nhưng giờ họ thay thế bằng container. Đơn vị đang xin điều chỉnh dù chưa được chấp thuận nhưng họ có làm trước, tất nhiên theo quy định là sai”, ông Tường nói thêm.
Trong khi đó liên hệ qua điện thoại với bà Huyền – đại diện cho Nhà đầu tư, quản lý dự án của Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành thì bà này khẳng định đơn vị đã xin được điều chỉnh dự án từ dựng lều bạt thay thế bằng thùng container.
Tuy nhiên, khi liên hệ với Sở Xây dựng thì được biết, Công ty CP Hồng lam Xuân Thành chưa được điều chỉnh dự án, hiện này hồ sơ đang chuẩn bị trình để xin ý kiến của UBND tỉnh Hà Tĩnh, và Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa cấp phép cho việc xây dựng 130 “nhà nghỉ” bằng thùng container trên hệ thống cọc bê tông cốt thép như thực tế Nhà đầu tư đang triển khai.
Nhiều năm qua, để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội tỉnh nhà. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chính sách, ưu đãi nhằm kêu gọi các nhà đầu tư về thành lập dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Nhưng ưu đãi không có nghĩa là sẽ nuông chiều. Và điều đó không đồng nghĩa với việc lãnh đạo, các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Hà Tĩnh sẽ “nhắm mắt làm ngơ” trước những sai phạm của các doanh nghiệp. Và việc xây dựng trước, cấp phép sau là đi ngược Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước!
Đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng các cơ quan ban ngành tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc kiểm tra, xử lý Nhà đầu tư tại Dự án “Quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng phòng hộ ven biển” tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân theo đúng quy định của pháp luật.
Dự án “Quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng phòng hộ ven biển” tại khu vực rừng phòng hộ Xuân Thành, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng ý cho lắp đặt 130 lều trại cho khách du lịch thuê; xây dựng 3 nhà bán cà phê, đường dạo nội bộ, cấp nước ngọt, cấp điện. Đầu tư các hoạt động thể thao bờ biển và các hoạt động ngoài trời khác. Dự án đầu tư quản lý, khai thác, sử dụng lạch nước và hai bên bờ lạch nước ngọt Xuân Thành: Cung cấp dịch vụ cho khách có nhu cầu bơi thuyền và dạo chơi hai bên bờ lạch; kinh doanh các quán cà phê bên bờ lạch… Mục tiêu của dự án nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế khoảng 2,95 ha đất thuộc dãy rừng phòng hộ nằm dọc theo bờ biển của Khu du lịch Xuân Thành; quản lý và khai thác bảo tồn cảnh quan dãi rừng phòng hộ để phát triển du lịch, dịch vụ theo phương án đã dược cấp có thẩm quyền phê duyệt, trồng thêm rừng và phát triển rừng bền vững nhằm đảm bảo lợi ích chung. Ngoài 2,95 ha đất được UBND tỉnh cấp chủ trương cho thuê, Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành còn được UBND huyện Nghi Xuân đặc biệt "hỗ trợ" nhiều nghìn mét vuông đất từ việc thu hồi của các hộ kinh doanh sát khu vực, bổ sung vào dự án và nằm ngoài phạm vi được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt. |
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.
Anh Tuấn
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt