Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp vận tải giảm giá cước khi xăng dầu hạ nhiệt
(THPL) - Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải kê khai và giảm giá cước khi giá xăng đã giảm sâu 6 đợt, tỷ lệ giảm lên đến hơn 20% so với cách đây hơn một tháng.
Tin liên quan
- Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ nắng hanh, lạnh về đêm và sáng sớm
» DN vận tải có thể bị thu phù hiệu xe nếu "chỉ tăng không giảm giá cước"
» Bộ GTVT yêu cầu rà soát việc lợi dụng tăng giá cước vận tải
» Giá cước vận tải vẫn chưa giảm theo xăng, dầu
Báo Đại đoàn kết đưa tin, văn bản của Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội nêu rõ, qua theo dõi giá nhiên liệu xăng, dầu, từ thời điểm ngày 1/1 đến 21/7 đã giảm giá 6 lần. Đặc biệt, từ kỳ điều hành ngày 1/8 vừa qua, xăng dầu liên tiếp giảm sâu 4 lần chỉ trong vòng 1 tháng.
Vì vậy, để thực hiện tốt công tác điều hành giá năm 2022 theo văn bản chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, tăng cường công tác quản lý giá cước vận tải xe khách tuyến cố định, vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố và đảm bảo quyền lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, chỉ đạo bộ phận tiếp nhận hồ sơ kê khai giá cước, kiểm soát chặt các nội dung kê khai của các đơn vị khi đến nộp hồ sơ kê khai giá, kiên quyết không cho kê khai tăng giá cước khi không có đủ cơ sở.
"Các tổ chức, cá nhân đang thực hiện kê khai giá tại địa bàn thuộc quận, huyện, thị xã quản lý, rà soát các chi phí cấu thành giá, điều chỉnh kê khai giảm giá cước khi giá nhiên liệu giảm để góp phần vào công tác bình ổn giá chung trên địa bàn thành phố", Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội lưu ý.
Với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách tuyến cố định bằng đường bộ, vận chuyển hành khách bằng xe taxi trên địa bàn TP. Hà Nội, Sở Giao thông vận tải yêu cầu thực hiện rà soát các chi phí cấu thành giá, thực hiện kê khai giảm giá cước khi giá nhiên liệu tiếp tục giảm.
Đồng thời, thực hiện lập phương án giá theo đúng các chi phí hợp lý phát sinh; thực hiện nghiêm việc niêm yết giá đã kê khai theo quy định.
"Thanh tra giao thông, Phòng Kế hoạch Tài chính phối hợp với Sở Tài chính và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý nhà nước về giá, kiên quyết xử lý các tổ chức cá nhân lợi dụng để tăng giá cước vận chuyển hành khách trên địa bàn TP. Hà Nội", Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu.
Được biết, đầu tháng 7/2022, giá xăng dầu trong nước “hạ nhiệt” lần đầu tiên sau suốt 7 lần tăng liên tiếp, thỏa lòng mong ngóng, chờ đợi của người tiêu dùng. Nối tiếp đà giảm giá trong kỳ điều hành ngày 1/8, xăng dầu tiếp tục giảm lần thứ thứ 4 liên tiếp trong vòng 1 tháng.
Tuy nhiên, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, giá dịch vụ giao thông công cộng vẫn tăng 2,16% trong tháng xăng dầu giảm sâu. Trong đó, giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 2,64%, đường bộ tăng 2,73%, taxi tăng 1,22%, đường sắt tăng 0,32%, xe buýt tăng 2,29%.
Tạp chí Kinh tế Việt Nam đưa tin, theo chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang, một trong những yếu tố cấu thành giá cước vận tải là giá nhiên liệu. Do đó, khi giá nhiên liệu tăng làm cho giá cước vận tải tăng để bù đắp chi phí là điều dễ hiểu.
Chẳng hạn, đường bộ là lĩnh vực nhạy cảm nhất với biến động giá nhiên liệu. Theo thống kê, có đến 80-90% số doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định kê khai điều chỉnh tăng giá cước từ 10-15%, vận tải hàng hóa tăng từ 7-10%, bù đắp cho chi phí về xăng dầu. Còn đối với vận tải hành khách công cộng ở đô thị do có trợ giá nên giá không tăng.
Để bù đắp cho mức tăng của giá nhiên liệu, giá dịch vụ vận tải đường thủy nội địa tăng khoảng 10% so với cùng kỳ…
Chi phí vận tải hiện chiếm tới 30-40% trong tổng chi phí các yếu tố cấu thành giá dịch vụ vận tải tùy từng phương thức. Tuy nhiên, điều đáng mừng là theo dự báo của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá dầu chỉ có thể “neo” quanh mức 100 USD/thùng như hiện nay, hoặc không giảm mạnh chứ khó có thể hỗ trợ tăng giá. Cùng với đó, các nhà đầu tư đang theo dõi sự gia tăng căng thẳng Mỹ - Trung, những rủi ro địa chính trị tiềm tàng có thể làm giảm nhu cầu đầu tư với loại tài sản rủi ro như dầu thô.
Do đó, các ý kiến cho rằng nếu giá xăng dầu tiếp đà trượt dốc nhưng giá cước vận tải vẫn “điềm nhiên” giữ giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, đặc biệt là trong giai đoạn cả nước đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau hai năm đại dịch vừa qua.
Lý giải về tình trạng giá xăng dầu giảm liên tiếp nhưng giá dịch vụ vận tải không hề suy chuyển, thậm chí còn đang có dấu hiệu tăng, tại tọa đàm: “Xăng dầu giảm giá, hàng hóa không giảm – Thực trạng và giải pháp” vừa qua, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông vận tải), cho biết có 3 yếu tố tác động.
Thứ nhất, có nhiều yếu tố để hình thành nên giá thành vận tải hay giá thành dịch vụ nói chung. Vì vậy, khi có một yếu tố biến động, đơn vị kinh doanh mất thời gian tính toán lại chi phí. Thứ hai, các đơn vị cũng phải nghe ngóng các yếu tố khác như tâm lý khách hàng, động thái của đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba, với vận tải đường bộ, chẳng hạn như taxi, sẽ phải thực hiện kê khai giá với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành, sau đó, điều chỉnh đồng hồ tính tiền, in lại tờ niêm yết giá. Doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh cũng không thể điều chỉnh ngay giá vé bởi thủ tục xét duyệt phức tạp, in lại vé, đổi vé cũ cũng gây tốn kém.
Dù vậy, “khi nhiên liệu, một yếu tố chiếm đến 30-40% chi phí cấu thành đã giảm sâu nhưng các đơn vị chưa kịp giảm hoặc là giảm chậm là không đúng”, Vụ trưởng Vụ Vận tải nêu quan điểm.
Tuấn Minh (t/h)
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt