Hà Nội thu hơn 25 nghìn tỷ đồng từ du lịch trong quý đầu năm
(THPL) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong quý I/2024, tổng khách du lịch đến Thủ đô ước đạt 6,54 triệu lượt với tổng thu ước đạt gần 25.500 tỷ đồng.
Tin liên quan
- Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
» Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh trong tháng 2/2024
» Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, vượt mức trước đại dịch COVID-19
» Lượng khách quốc tế đến Việt Nam bị từ chối nhập cảnh tăng mạnh
Theo thống kê, trong quý đầu năm, khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2023, khách du lịch nội địa ước đạt 5,14 triệu lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 3/2024, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn tháng 3/2024 ước đạt 64,4%; tăng 3,2% so với tháng 2/2024 và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến quý I/2024, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt khoảng 62,1%, tăng 5,63% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội hiện có 3.759 cơ sở lưu trú với 71.050 phòng; trong đó có 606 khách sạn, khu căn hộ đã được xếp hạng từ 1-5 sao với tổng số 26.445 phòng. Số khách sạn, căn hộ xếp hạng chiếm 16% tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn và 37% tổng số phòng.
Về dịch vụ du lịch đạt chuẩn, trên địa bàn Hà Nội hiện có 32 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 39 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 7 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút, phục vụ đông đảo lượng du khách và người dân đến thăm quan và mua sắm.
Để thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Hà Nội, ngành du lịch Thủ đô đang xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm mới gắn với di sản, di tích và làng nghề theo tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên, tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, tuyến Trung tâm Hà Nội - Sơn Tây - Ba Vì.
Đặc biệt trong công tác chuyển đổi số, Hà Nội đã thực hiện số hóa giao diện ảnh 360 độ và các công nghệ mới tại các điểm đến làng nghề, di tích, di sản văn hóa trên địa bàn; xây dựng hệ thống phần mềm tiện ích, thông minh hỗ trợ công tác quản lý phục vụ khách du lịch tra cứu thông tin, quảng bá du lịch; duy trì, vận hành và cập nhật dữ liệu phần mềm cơ sở du lịch nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai các loại hình du lịch mới gắn với thế mạnh của từng địa phương như: Du lịch thể thao tại huyện Sóc Sơn, du lịch cộng đồng gắn với chăm sóc sức khỏe tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn... Đồng thời, phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống; hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - Đền thờ Chử Đồng Tử, tiến tới mở rộng tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì. Đặc biệt, Sở đang phối hợp với các quận, huyện nghiên cứu các mô hình du lịch văn hóa, làng nghề mới.
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, trong thời gian tới sẽ xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch trong dịp tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024; phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành đầy đủ nội dung, xâu chuỗi và tích hợp quy hoạch cụm du lịch trọng điểm.
Tú Chi (T/h)
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt