Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội từ 48.000 đồng/m2/tháng
(THPL) - Hiện, UBND TP Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Quyết định khung giá dịch vụ đối với nhà chung cư và giá thuê nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn thành phố do doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã bỏ vốn đầu tư.
Tin liên quan
- Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
» Tháo gỡ khó khăn về vốn để phát triển nhà ở xã hội
» Bộ Xây dựng: Cần hoàn thiện 100.000 căn nhà ở xã hội trong nửa cuối năm 2024
» Đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện nhà ở xã hội
Theo dự thảo, khung giá thuê nhà ở xã hội được đề xuất đối với tòa nhà ở xã hội có chiều cao từ 10 tầng trở xuống, giá thuê từ 48.000 đồng đến 96.000 đồng/m2/tháng; tòa nhà ở xã hội có chiều cao từ 10 tầng - 20 tầng, có giá thuê từ 49.000 đồng đến 98.000 đồng/m2/tháng; tòa nhà ở xã hội cao từ 20 - 30 tầng, có giá mức thuê từ 73.000 đồng đến 146.000 đồng/m2/tháng; tòa nhà ở xã hội có chiều cao trên 30 tầng trở lên, có mức giá thuê từ 99.000 đồng đến 198.000 đồng/m2/tháng.
Mức giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng; chi phí bảo trì công trình; giá dịch vụ quản lý vận hành; chi phí mua sắm trang thiết bị nội thất, đồ dùng sinh hoạt trong nhà ở xã hội cho thuê; kinh phí mua bảo hiểm cháy, nổ, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc, thù lao cho Ban quản trị nhà ở xã hội và chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở xã hội.
Theo UBND TP Hà Nội, việc xây dựng khung giá này dựa vào quy định tại Điều 151 của Luật Nhà ở, Điều 59 Nghị định số 95 năm 2024 của Chính phủ quy định nội dung các chi phí cấu thành giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư và phương pháp xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư và quy định của Điều 47 Thông tư 05/2024/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở.
Quyết định mới này sẽ thay thế cho Quyết định số 234/2017/QĐ-UBND của UBND TP. Tuy nhiên, nếu so sánh với khung giá được TP ban hành năm 2017 thì mức giá trên không có sự thay đổi. Đáng chú ý, mức giá tối đa đối với chung cư không có thang máy (5.000 đồng/m2) và có thang máy (16.500 đồng/m2) đã được TP giữ nguyên qua 4 lần công bố khung giá vào các năm 2014, 2015, 2017 và dự thảo đang lấy ý kiến.
Hiện nay, Hà Nội là một trong các đô thị lớn có nhu cầu cao về nhà ở xã hội. Theo đề án xây một triệu căn nhà ở xã hội, Hà Nội được giao chỉ tiêu 18.700 căn đến năm 2025. Nhưng 4 năm qua, thành phố mới hoàn thành gần 28% chỉ tiêu được giao.
Trước đó, tại hội nghị đối thoại với công nhân, lao động thủ đô, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh thừa nhận việc triển khai nhà ở xã hội trên địa bàn còn chậm. Theo ông, ngoài một số nguyên nhân khách quan, thì có nguyên nhân do "lỗi của lãnh đạo thành phố, UBND thành phố, các sở, ngành, các quận, huyện".
Do đó, ông Thanh đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội và các sở, ngành khác phải "đau đáu vấn đề này", với tinh thần xử lý nhanh nhất, quyết liệt nhất để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân, người lao động và phải xác định đây là "món nợ" với người lao động, công nhân trên địa bàn thành phố.
Mới đây, Sở QH-KT Hà Nội đã đề xuất xây mới 9 khu nhà ở xã hội tập trung, với tổng quy mô diện tích đất nghiên cứu quy hoạch gần 669 ha tại 8 quận, huyện: Hà Đông, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thường Tín.
Trước khi đề xuất 9 khu nhà ở xã hội tập trung nêu trên, Hà Nội đã bố trí vốn ngân sách để thực hiện chuẩn bị đầu tư 5 khu nhà ở xã hội tập trung, với tổng quy mô sử dụng đất 248 ha tại các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Thanh Trì và Thường Tín.
Tú Linh (T/h)
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt