17:55 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Gian nan hành trình phòng chống ma túy học đường

14:55 18/06/2021

(THPL) - Qua những con số điều tra gần đây cho thấy, đa phần học sinh sinh viên chưa hiểu biết đầy đủ về tác hại của ma túy nên thiếu cảnh giác, đề phòng, đặc biệt là những loại ma túy trá hình.

Phòng chống ma túy học đường còn gian nan

Bên cạnh những lỗ hổng trong mảng nhận thức về ma túy nói chung, các em học sinh sinh viên cũng không có nhiều kỹ năng để phòng chống ma túy hay để đối đầu, xử lý với nhiều tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng ma túy. Mặc dù các trường đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy, nhưng do tác động của nhiều yếu tố, tần suất thực hiện còn thưa thớt, thiếu tính liên tục. 

Mỗi năm trường chủ yếu chỉ tổ chức một lần hoặc tập trung vào những tháng, những đợt cao điểm về phòng chống ma túy. Do vậy, việc tham gia của các em học sinh sinh viên còn rất hạn chế. Thậm chí, một số lượng rất lớn các em học sinh sinh viên không được tham gia các hoạt động này.

Đa số học sinh sinh viên chưa hiểu biết đầy đủ về tác hại của ma túy nên thiếu cảnh giác, đề phòng, đặc biệt là những loại ma túy trá hình.
Giáo dục phòng chống ma túy (PCMT) ở nhà trường phổ thông là một trong các hoạt động giáo dục có vị trí quan trọng

Nội dung của các hoạt động còn chậm đổi mới, chưa tính đến đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi, các đối tượng khác nhau mà vẫn rập khuôn, cứng nhắc như nhau cho mọi đối tượng. Hơn nữa, hình thức tổ chức các hoạt động này chưa gây được hứng thú cho các em tham gia. Cạnh đó, sự tham gia của các em vào những hoạt động này nhiều khi vẫn còn mang tính chất ép buộc, thiếu sự tự nguyện, tinh thần tích cực chủ động.

Thêm nữa, những hoạt động truyền thông ở trường học, nếu không được giám sát kỹ lưỡng, thiếu sự đồng nhất về nội dung có thể vô tình tạo ra phản ứng ngược, gây nên tâm lý tò mò đối với ma túy của các em học sinh, sinh viên, hoặc tạo ra tâm lý xa lánh, kỳ thị đối với những người sử dụng ma túy.

Giải pháp nào cho hành trình phòng chống ma túy học đường

Giáo dục phòng chống ma túy (PCMT) ở nhà trường phổ thông là một trong các hoạt động giáo dục có vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Với đặc điểm tâm lý cùng với sự thiếu kinh nghiệm sống của tuổi mới lớn, học sinh đang là “con mồi” tấn công của tệ nạn ma túy, các em rất dễ bị lôi cuốn vào tệ nghiện hút, buôn bán ma túy. Vì vậy, nhà trường phổ thông có nhiệm vụ kết hợp với gia đình và xã hội tổ chức các hoạt động giáo dục có nội dung PCMT nhằm “miễn dịch” cho HS trước tệ nạn ma túy, để các em trở thành những con người sống có bản lĩnh, luôn nói không với các tệ nạn xã hội nói chung và đặc biệt là tệ nạn ma túy. 

Giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông có tác dụng nâng cao sức đề kháng của HS trước một tệ nạn xã hội đang phát triển,

Giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông có tác dụng nâng cao sức đề kháng của HS trước một tệ nạn xã hội đang phát triển, hình thành ở họ một tâm thế đúng đắn trước những vấn đề liên quan tới tệ nạn ma túy. Tổ chức giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung xã hội không có ma túy.

Các nhà trường cần giáo dục về mặt tri thức, giúp HS có những hiểu biết cần thiết về các chất ma túy, hiểu rõ tính chất nguy hại của tệ nạn ma túy đối với bản thân, gia đình, nòi giống, cộng đồng xã hội và đất nước; hiểu được hiện trạng về tệ nạn ma túy ở địa phương, trong nước và trên thế giới; hiểu được những thủ đoạn lôi kéo, rủ rê các em vào con đường nghiện hút ma túy; hiểu và nắm vững luật pháp Việt Nam đối với các tội phạm về ma túy. 

Ngoài ra, các nhà trường cần giáo dục về mặt thái độ: hình thành ở HS lối sống tích cực, lành mạnh; đồng thời, có thái độ không đồng tình, phản đối lối sống buông thả, tệ nạn hút hít, tiêm chích ma túy đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng trong thanh thiếu niên. Hình thành ở học sinh thái độ kiên quyết chống lại những hành vi rủ rê, lôi kéo các em vào tệ nạn ma túy, có thái độ đúng đắn đối với người nghiện ma túy. 

Đẩy mạnh giáo dục về kỹ năng, hành vi: giúp HS biết giữ mình, không bị cám dỗ, lôi kéo vào tình trạng nghiện; không hút thuốc lá, uống rượu bia, không hút hít, tiêm chích ma túy; thực hiện tốt các quy định của nhà trường, của nhà nước về PCMT. 

Hưởng ứng “Tháng Hành động Phòng chống ma túy năm 2021” của Chính phủ,  với những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy. 

Ngày 10/5/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch số 455/KH-BGDĐT “Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao trong Chương trình công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2021”.  Kế hoạch gồm 9 nhiệm vụ liên quan đến công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm…

Những nội dung chính của kế hoạch này bao gồm: Tổ chức các chương trình tuyên truyền, tập huấn công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, Đội của nhà trường trên toàn quốc; Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu Kỹ năng phòng chống ma túy dành cho học sinh; Triển khai bộ tài liệu Kỹ năng phòng chống ma túy và tổ chức tập huấn cho giáo viên, phụ huynh, học sinh; Xã hội hóa các chương trình tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng kiến thức, kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội trong trường học; Xây dựng và triển khai Dự án “Cùng chung tay bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy” theo hình thức xã hội hóa...

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu