03:17 ngày 06/07/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Giá vàng và ngoại tệ ngày 9/3: Vàng trượt giá, USD tăng mạnh

08:38 09/03/2021

(THPL) - Giá vàng trên thị trường quốc tế tiếp tục lao dốc sau khi hồi phục đôi chút từ đáy 9 tháng. Các quỹ tiếp tục bán mạnh vàng, trong khi đó kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục và Fed không gay gắt về vấn đề lợi suất trái phiếu Mỹ.

Trên sàn Kitco, giá vàng giao dịch ở mức 1682.4 - 1683.4 USD/ ounce. Giá vàng đã tiếp tục giảm thêm lần nữa và chạm mức thấp nhất trong 10 tháng. Giá vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 21,8 USD xuống 1.676,7 USD/ ounce.

Vàng giảm mạnh trong bối cảnh đồng USD tăng vọt trong phiên giao dịch đầu tuần mới. Cụ thể, đầu phiên giao dịch 8/3 trên thị trường Mỹ (đêm 8/3 giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,27 điểm.

Vàng chịu áp lực giảm còn do quỹ SPDR Gold Trust liên tục bán ròng trong suốt thời gian vừa qua. Quỹ này hạ lượng vàng nắm giữ về chỉ còn 1069,26 tấn vào cuối phiên cuối tuần trước.

Bên cạnh đó, dòng tiền đổ vào USD, Bitcoin, chứng khoán... gây áp lực mạnh lên mặt hàng kim loại quý.

Giá vàng thế giới trước đó đã phục hồi nhẹ sau thông tin Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD, điều này có nghĩa mỗi người dân sẽ nhận được hỗ trợ 1.400 USD trong tháng này. Tổng thống Biden cho biết hơn 85% hộ gia đình ở Mỹ sẽ nhận được khoản thanh toán nêu trên. Những vợ chồng có hai con và có thu nhập khoảng 100.000 USD/năm sẽ nhận được số tiền 5.600 USD. 

Dự báo, gói kích thích kinh tế 1.900 tỷ USD về lâu dài có thể khiến lạm phát tăng lên và qua đó đẩy dòng tiền chảy vào vàng. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, gói cứu trợ có thể giúp phục hồi nhanh hơn nền kinh tế Mỹ, vốn chịu nhiều tác động từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Theo cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg, tốc độ tăng trưởng trong quý I/2021 của kinh tế Mỹ sẽ đạt 4,8%, gấp đôi so với dự đoán của những nhà kinh tế dự báo hai tháng trước. Trong cả năm, GDP dự kiến sẽ tăng 5,5%, mức cao nhất kể từ năm 1984 và cao hơn so với ước tính của tháng Một là 4,1%.

Nền kinh tế Trung Quốc cũng hồi phục ấn tượng, qua đó tác động xấu tới vàng. Theo Reuters, xuất khẩu của Trung Quốc tăng hơn 60% trong 2 tháng đầu năm, trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 22,2%. Các con số này vượt xa dự báo của các nhà phân tích trong một cuộc thăm dò trước đó.

Chốt phiên ngày 8/3 đa số các cửa hàng vàng tại Hà Nội tiếp tục giảm giá vàng 9999 ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng hai, giá vàng trong nước biến động ngược chiều với giá vàng thế giới. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24/02/2021 giảm 2,7% so với tháng 01/2021 do giới đầu tư lạc quan về sự phục hồi kinh tế sẽ thúc đẩy lợi suất trái phiếu khiến vàng trở nên kém hấp dẫn. Trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh vàng tiếp tục giữ mức giá cao trước Tết Nguyên đán, bên cạnh đó trong tháng có ngày Thần tài nên nhu cầu mua vàng tăng, chỉ số giá vàng tháng 02/2021 tăng 0,25% so với tháng trước; tăng 2,42% so với tháng 12/2020 và tăng 25,08% so với cùng kỳ năm trước.

Chốt phiên ngày 8/3 đa số các cửa hàng vàng tại Hà Nội tiếp tục giảm giá vàng 9999 ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Kết thúc phiên giao dịch 8/3, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC khu vực Hà Nội ở mức: 55,10 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,50 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 55,10 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,52 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại Sài Gòn, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 55,10 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,50 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,10 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,53 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tỷ giá ngoại tệ ngày 9/3

Sáng 9/3, chỉ số Dollar Index, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ khác, tăng mạnh 0,42% lên 92,420.

USD hiện đứng ở mức: 1 Euro đổi 1,1851 USD; 1 bảng Anh đổi 1.3824 USD; 1 USD đổi 108,94 Yên.

Tỷ giá USD/JPY nhích lên cao và gần chạm mức cao nhất trong chín tháng.

Với các ngoại tệ khác, tỷ giá AUD/USD nhích 0,08% lên 0,7655, trong khi tỷ giá NZD/USD nhích 0,04% xuống 0,7128. Cả hai loại tiền tệ rủi ro này phần lớn được hưởng lợi từ các liên kết của chúng với thương mại hàng hóa toàn cầu.

Tỷ giá USD/CNY đã tăng 0,24% lên 6,5114. Dữ liệu thương mại của Trung Quốc được công bố trước đó trong ngày cho thấy xuất khẩu tăng 60,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 2 và nhập khẩu tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thặng dư thương mại là 103,25 tỷ đô la.

Dù vậy trong dài hạn đồng USD được dự báo chịu áp lực giảm do lạm phát có thể tăng. Đà tăng không bền vững do nền kinh tế toàn cầu cải thiện thúc đẩy nhu cầu. Giá dầu tăng mạnh trong thời gian gần đây sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới.

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 8/3, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 22.960 đồng/USD và 23.140 đồng/USD.

Tới cuối phiên 8/3, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.960 đồng/USD và 23.140 đồng/USD. Vietinbank: 22.953 đồng/USD và 23.153 đồng/USD. ACB: 22.970 đồng/USD và 23.130 đồng/USD.

Chốt phiên giao dịch 8/3, tỷ giá Euro đứng ở mức: 26.824 đồng (mua) và 27.943 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 31.350 đồng (mua) và 32.333 đồng (bán). Tỷ giá Yên Nhật ở mức 208,2 đồng (mua vào) và 216,9 đồng (bán ra). Nhân dân tệ được mua vào ở mức: 3.497 đồng và bán ra ở mức 3.608 đồng.

Phương Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu