06:50 ngày 30/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Giá vàng và ngoại tệ ngày 8/7: Vàng tăng vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce

08:51 08/07/2021

(THPL) - Vàng biến động mạnh trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới phần lớn đang ở vùng cao kỷ lục và có những diễn biến trái chiều. Chứng khoán Mỹ vừa có phiên giảm điểm sau chuỗi 7 phiên tăng.

Giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1804.8 - 1805.8 USD/ ounce. Vàng đã có một mức tăng nhất định sau thông tin quan trọng nhất của Mỹ trong tuần được công bố. Đó là biên bản của Ủy ban Thị trường Mở của Cục Dự trữ Liên bang (FOMC). Giá vàng kỳ hạn tháng 8 tăng 13,2 USD ở mức 1807 USD/ounce.

Biên bản cuộc họp FOMC tháng 6 cho thấy các ngân hàng trung ương Mỹ đã tranh luận về cách thức và thời điểm bắt đầu rút lại các chính sách tiền tệ siêu dễ dàng trong vài năm qua. Biên bản của FOMC cho biết quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ diễn ra không đồng đều và rủi ro lạm phát đang nghiêng về phía tăng.

Tuy nhiên, biên bản cho biết áp lực lạm phát gần đây chủ yếu liên quan đến sự gián đoạn nguồn cung. Hầu hết các thành viên FOMC dự kiến lạm phát sẽ giảm dần. Các thành viên cho biết việc "cắt giảm" chương trình mua trái phiếu của Fed (nới lỏng định lượng) có thể sẽ khiến các điều kiện đáp ứng cho một động thái như vậy đến sớm hơn dự kiến. Giá vàng chỉ tăng vài đô la sau khi FOMC công bố biên bản nhưng sau đó đã tăng thêm.

Giá vàng trên thị trường quốc tế biến động mạnh ở ngưỡng tâm lý quan trọng 1.800 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD vẫn đang mạnh lên và diễn biến dịch Covid-19 trở nên khó lường hơn.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có xu hướng giảm xuống mức thấp nhất của gần hai tuần. Đây là một động lực giúp làm tăng sức hấp dẫn của vàng.

Hiện Ngân hàng Trung ương EU (ECB) đang luận về tương lai của chương trình mua trái phiếu đại dịch trị giá 1,85 nghìn tỷ Euro (2,2 nghìn tỷ USD) sau mùa hè này. Đây cũng là một yếu tố tác động đến vàng. Nếu khoản tiền hỗ trợ này sớm bị thu hồi, lạm phát sẽ được kiềm chế nhưng kinh tế có thể hồi phục chậm lại.  Chương trình mua trái phiếu trị giá 1,85 nghìn tỷ Euro của ECB được thiết lập để chạy ít nhất cho đến tháng 3/2022.

Vàng tăng mạnh, vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce (ảnh minh họa)

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 7/7 đa số các cửa hàng vàng tại Hà Nội tăng giá vàng 9999 ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Kết thúc phiên giao dịch 7/7, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC khu vực Hà Nội ở mức: 56,73 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,25 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 56,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,47 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại Sài Gòn, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 56,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,35 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,48 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tỷ giá ngoại tệ ngày 8/7

Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,71 điểm, tăng 0,167 điểm.

USD hiện đứng ở mức: 1 Euro đổi 1.1796 USD; 1 bảng Anh đổi 1.3803 USD; 1 USD đổi 110.6 Yên.        

Áp lực chốt lời trên các thị trường chứng khoán thế giới cũng là yếu tố hỗ trợ đối với đồng USD.

Đồng USD trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng giá trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 vẫn khó lường và nhiều nước vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng.

Ngoài ra, đồng bạc xanh tăng giá do đồng euro giảm mạnh xuống đáy 3 tháng sau khi Đức công bố một loạt số liệu tiêu cực. Sản lượng công nghiệp Đức tháng 5 giảm 0,3% so với tháng trước, thấp hơn nhiều kì vọng tăng 0,5% của Investing. Chỉ số tâm lý kinh tế ZEW của Đức cũng đã giảm mạnh xuống 63,3, dưới mức 75,2 dự báo từ Investing và con số 79,8 của tháng 6.

Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư thận trọng với khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2023 ngay cả khi nền kinh tế đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương hơn dự kiến.

Diễn biến khó lường của dịch Covid-19 với biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ đang lây lan nhanh tại nhiều nước như Nam Phi, Thái Lan, Anh… cũng giúp đẩy đồng USD đi lên.

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 7/7, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 22.900 đồng/USD và 23.100 đồng/USD. Tới cuối phiên 7/7, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.900 đồng/USD và 23.100 đồng/USD. Vietinbank: 22.917 đồng/USD và 23.117 đồng/USD. ACB: 22.940 đồng/USD và 23.100 đồng/USD.

Chốt phiên giao dịch 7/7, tỷ giá Euro đứng ở mức: 26.636 đồng (mua) và 27.747 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 31.255 đồng (mua) và 32.235 đồng (bán). Tỷ giá Yên Nhật ở mức 204,1 đồng (mua vào) và 212,6 đồng (bán ra). Nhân dân tệ được mua vào ở mức: 3.517 ồng và bán ra ở mức 3.628 đồng.

Phương Linh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu