13:49 ngày 29/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Giá vàng và ngoại tệ ngày 5/3: Vàng lập đỉnh mới, USD hạ nhiệt

09:42 05/03/2024

(THPL) - Giá vàng hôm nay lập đỉnh mới nhờ được thúc đẩy bởi sự gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ.

Sáng 5/3 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.114 USD/ounce, tăng 37 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.115 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đã lập đỉnh mới khi vượt lên ngưỡng 2.114 USD/ounce, đây là ngưỡng cao nhất từ trước đến nay. Đỉnh trước đó được lập vào đầu tháng 12/2023 với giá 2.110 USD/ounce.

Liên quan đến giá vàng, chuyên gia phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết, dữ liệu kinh tế Mỹ yếu hơn dự báo công bố vào tuần trước đã đẩy lãi suất thực của Mỹ xuống và đây là nguyên nhân kích hoạt đợt tăng giá của vàng.

Trong tuần trước, giá vàng đã tăng khoảng 50 USD khi các báo cáo cho thấy chi tiêu xây dựng và sản xuất tại Mỹ ảm đạm cũng như áp lực giá giảm.

Sáng 5/3, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.114 USD/ounce. Ảnh minh hoạ

Về giá vàng tương lai, Jess Felder, người sáng lập Felder Report, cho rằng kịch bản lạm phát cao cũng có lợi cho vàng. Theo ông, lạm phát cao liên tục có thể khiến các nhà đầu tư mất niềm tin vào Ngân hàng Trung ương Mỹ, làm suy yếu đồng USD và khiến vàng trở thành tài sản hấp dẫn.

Bên cạnh kỳ vọng lãi suất, chiến lược gia hàng hóa Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho rằng, căng thẳng địa chính trị gia tăng cũng là một chất xúc tác khác thúc đẩy đà tăng hiện tại của vàng.

Thông tin kinh tế quan trọng tiếp theo được thị trường chờ đợi là báo cáo việc làm tháng 2 sẽ được công bố vào thứ Sáu. Dữ liệu này được cho là sẽ có thể tác động đến kỳ vọng cắt giảm lãi suất tại Mỹ.  Theo công cụ CME Fed Watch, các thị trường đang định giá 67% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Tại thị trường trong nước, giá vàng đầu phiên giao dịch sáng 5/3 tiếp đà tăng thêm khoảng 200.000 - 300.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng. Theo đó, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Doji, giá vàng SJC cùng tăng 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Tương tự tại Tập đoàn Phú Quý, vàng miếng SJC tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua và 300.000 đồng/lượng ở chiều bán.

Riêng tại hệ thống PNJ, giá vàng sáng nay không thay đổi ở cả hai chiều mua - bán so với giá chốt phiên hôm qua.

Hiện, giá mua vào cao nhất của vàng miếng SJC ở mốc 78,9 triệu đồng/lượng và giá bán ra cao nhất đạt mức 80,92 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 5/3:

 Sáng nay 5/3 (theo giờ Việt Nam), chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, hiện ở mức 103,83, giảm 0,03%.

Tỷ giá Euro so với USD tăng 0,02% ở mức 1,0858. Tỷ giá đồng Bảng Anh so với USD giảm 0,01% ở mức 1,2691. Tỷ giá USD so với Yen Nhật giảm 0,06% ở mức 150,44.

Đồng bạc xanh đã suy yếu nhẹ vào phiên đầu tuần khi khởi động một tuần nhiều dữ kiện đối với thị trường như tin ngân sách của Anh, cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu, dữ liệu việc làm của Mỹ và các diễn biến chính trị quan trọng ở cả Trung Quốc và Mỹ.

Trên thị trường trong nước, đầu phiên giao dịch ngày 5/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.004 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giữ nguyên, hiện ở mức: 23.400 đồng - 25.154 đồng.

Tại thị trường tự do, tỷ giá tăng mạnh hơn 100 đồng mỗi USD, nâng giá mua bán lên 25.480 - 25.580 đồng - ghi nhận kết phiên hôm qua (4/3). Đây là vùng giá cao nhất của giá USD trên thị trường tự do từ trước đến nay. Tháng 10/2022, giá USD tự do cũng giao dịch xấp xỉ vùng 25.500 đồng trước sức ép từ thị trường quốc tế.

Hiện, chênh lệch giữa thị trường tự do và ngân hàng được đẩy lên cao. Mỗi đồng USD ngân hàng mua vào hiện thấp hơn 1.000 đồng so với chợ đen còn giá ngân hàng bán ra kém hơn khoảng 700 đồng.

Tú Chi (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu