23:07 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Giá vàng và ngoại tệ ngày 3/11: Vàng quay đầu giảm, USD treo cao

07:51 03/11/2021

(THPL) - Giá vàng thế giới chịu áp lực giảm trong bối cảnh USD treo cao và giới đầu tư chờ những tín hiệu chính sách tiền tệ từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế bật tăng trở lại.

Giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1787.2 - 1788.2 USD/ounce. Chỉ số đô la Mỹ cao hơn và giá dầu thô thấp hơn đã tác động tiêu cực đến kim loại quý này. Giá vàng cũng chịu áp lực giảm bởi giới đầu tư chờ những tín hiệu chính sách tiền tệ từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Giá vàng tháng 12 giảm 6,8 USD xuống 1789,1 USD/ounce.

Giới kinh doanh dự báo giá vàng sẽ biến động khó lường trong vài ngày tới. Tâm điểm chú ý tuần này là tuyên bố chính sách tiền tệ của Fed, cũng như cuộc họp báo của Chủ tịch Powell khoảng 30 phút sau khi kết thúc cuộc họp dự kiến vào rạng sáng thứ Năm 4/11 (giờ Việt Nam). Khi đó, thị trường tiền tệ sẽ có phản ứng, tác động nhất định đến xu hướng của giá vàng. Thị trường đang thảo luận quanh việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ thông báo về việc bắt đầu giảm bớt các giao dịch mua tài sản trị giá 120 tỷ USD hàng tháng hay không. Trong cuộc họp FOMC vừa qua, Fed đã tiết lộ rằng họ sẽ giảm mua 15 tỷ USD mỗi tháng.

Thông tin đáng chú ý khác, theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng trong quý III giảm 7% so với quý III năm trước. Dòng tiền chảy ra khỏi các quỹ ETF là yếu tố chính tác động đến giá vàng. Trong đó, nhu cầu trang sức về vàng tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020. Các ngân hàng trung ương đã mua 69 tấn vàng dự trữ so với 10 tấn trong cùng kỳ năm 2020.

Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng tại 57,75 - 58,40 triệu đồng/lượng. Ảnh: Internet

Vàng được cho là chịu áp lực trong giảm giá trong môi trường ngân hàng trung ương Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục chậm lại. Hoạt động sản xuất của Hoa Kỳ đã yếu đi trong tháng 10. Đây là yếu tố có thể khiến Mỹ khó khả năng bắt đầu một chiến dịch tăng lãi suất tích cực.

Một đồng USD không thực sự mạnh sẽ khó gây áp lực lên vàng. Nhu cầu vàng vật chất được dự báo sẽ tăng lên ở Ấn Độ và Trung Quốc vào dịp cuối năm có thể hỗ trợ cho giá vàng.

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/11, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 57,85 - 58,57 triệu đồng/lượng tại Hà Nội và 57,85 - 58,58 triệu đồng/lượng tại TP.HCM. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng tại 57,75 - 58,40 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở mức 57,80 - 58,40 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 3/11

Chỉ số đô la Mỹ (DXY), theo dõi đồng bạc xanh so với rổ các tiền tệ lớn khác, sáng 3/11 đang ở mức 94,097.

Giá USD hiện đứng ở mức: 1 euro đổi 1,1578 USD; 1 bảng Anh đổi 1,3613 USD; 1 USD đổi 113,99 yên.

Đồng Đô la Mỹ tăng tiếp tục khi Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) dẫn đầu các ngân hàng trung ương quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chính sách của họ. Theo đó, RBA đã giữ nguyên lãi suất tháng 11 ở mức 0,10% khi đưa ra quyết định chính sách của mình vào đầu ngày. 

Thị trường hiện đang kì vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ thông báo về việc bắt đầu giảm bớt các giao dịch mua tài sản trị giá 120 tỷ USD hàng tháng. Trong cuộc họp FOMC vừa qua, Fed đã tiết lộ rằng họ sẽ giảm mua 15 tỷ USD mỗi tháng.

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 2/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.150 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào bán ra: 22.750 đồng - 23.795 đồng. Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 26.043 đồng – 27.654 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau: Vietcombank: 22.650 đồng - 22.850 đồng; VietinBank: 22.565 đồng - 22.845 đồng. Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau: Vietcombank: 25.972 đồng - 27.129 đồng; VietinBank: 25.502 đồng -  26.792 đồng.

Minh Đức (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu