20:32 ngày 21/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Giá vàng và ngoại tệ ngày 29/7: Vàng biến động, USD tăng trở lại

08:43 29/07/2021

(THPL) - Giá vàng trên thị trường quốc tế biến động mạnh. Giới đầu tư tìm kiếm manh mối về thời điểm Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu siết lại chương trình nới lỏng định lượng - mua trái phiếu, bơm tiền vào nền kinh tế.

Giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1807.8 - 1808.8 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 giảm 5,70 USD xuống 1794,1  USD/ounce.

Giá vàng thấp hơn khi tuyên bố của Ủy ban Thị trường Mở của Cục Dự trữ Liên bang (FOMC) cho thấy ngân hàng trung ương Mỹ giữ nguyên chính sách tiền tệ, như dự kiến. Fed cho biết nền kinh tế Mỹ tiếp tục mạnh lên và áp lực lạm phát vẫn chỉ là tạm thời. Dựa trên phản ứng của thị trường, tuyên bố của FOMC có thể được coi là ít ôn hòa hơn một chút so với dự kiến.

Lợi tức trái phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ tăng, trong khi chỉ số đô la Mỹ tăng sau tuyên bố. Các nhà giao dịch đang chờ một cuộc họp báo từ Chủ tịch Fed Jay Powell. Một số nhà quan sát thị trường vẫn lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát gia tăng, điều mà nhiều người gọi là lạm phát đình trệ.

Đa số thị trường chứng khoán trên thế giới tăng điểm, qua đó gây áp lực lên vàng. Giá dầu thô kỳ hạn trên sàn Nymex đang tăng và giao dịch quanh mức 72,25 USD/thùng.

Giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1807.8 - 1808.8 USD/ ounce. Ảnh minh họa

Trên Kitco, Ngân hàng Commerzbank cho rằng giá vàng vẫn có cơ hội tăng lên mức cao hơn. Tuy nhiên, trước tiên vàng phải vượt qua ngưỡng 1.834 USD/ounce. Đây là mức cao nhất từ giữa tháng 7.

Nhu cầu vàng tại Trung Quốc trong nửa đầu năm 2021 ở mức cao, trong khi đó nhu cầu tại Ấn Độ giảm do dịch bệnh.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa phát đi cảnh báo rằng nguy cơ lạm phát sẽ không chỉ xảy ra nhất thời và hối thúc các ngân hàng trung ương phải có hành động sớm.

Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 đã tăng 5,4% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng nhanh nhất trong gần 13 năm. Tại Anh, lạm phát ở mức 2,5%, cao nhất kể từ tháng 8/2018 và cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Anh. Lạm phát cao là môi trường tốt cho vàng.

Trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 28/7, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng mua vào 56,50 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 57,20 triệu đồng/lượng, ngang bằng với giá mua vào và bán ra so với thời điểm đầu phiên. Chênh lệch giá bán vàng hiện cao hơn giá mua 700.000 đồng/lượng.

Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 56,50 – 57,90 triệu đồng/lượng. So với đầu giờ sáng, giá vàng tại DOJI giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào nhưng tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI đang ở mức 1,4 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 29/7

Sáng 29/7, chỉ số Dollar Index (DXY), theo dõi đồng bạc xanh so với rổ các tiền tệ khác đang ở mức 92,282.

Giá USD hiện đứng ở mức: 1 euro đổi 1,1843 USD; 1 bảng Anh đổi 1,3902 USD; 1 USD đổi 109,81 yên.

Đồng bạc xanh tăng trong bối cảnh giới đầu tư nhiều người tin tưởng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm phải thắt chặt chính sách tiền tệ cho dù ở vào thời điểm hiện tại ngân hàng trung ương Mỹ vẫn còn rất lưỡng lự. 

Ngoài ra, đồng USD cũng chịu nhiều áp lực khác. Đó là lạm phát cao, là sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19. Cùng với đó, sự sôi động và tăng mạnh trở lại của thị trường tiền số cũng tác động tiêu cực tới USD.

Tại thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 28/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam ở mức 23.218 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hiện ở mức 23.865 đồng/USD.

Giá mua USD tại các ngân hàng hiện nằm trong khoảng 22.880 - 22.910 đồng/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.090 - 23.117 đồng/USD.

Cụ thể, tỷ giá USD hôm nay tại ngân hàng Vietcombank hiện được niêm yết: 22.880 - 23.110 đồng/USD. VietinBank: 22.902 - 23.102 đồng/USD. ACB: 22.910 - 23.090 đồng/USD.

Bảo An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu