14:20 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Giá vàng và ngoại tệ ngày 2/7: Vàng bắt đầu hạ nhiệt, USD tiếp tục suy yếu

Minh Anh | 08:35 02/07/2020

(THPL) - Vàng thế giới hạ nhiệt đôi chút từ đỉnh 8 năm rưỡi do áp lực chốt lời gia tăng và nước Mỹ công bố có gần 2,4 triệu công việc ở khu vực tư nhân được tạo ra trong tháng 6. Con số điều của tháng 5 cũng rất tích cực (ở mức 3,065 triệu việc làm).

Hiện giá vàng thế giới trên sàn Kitco hôm nay giao dịch ở mức 1.769,90 - 1.770,90 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 cuối cùng đã giảm 24,00 USD/ounce xuống mức 1.776,60 USD/ounce.

Nhiều tổ chức tài chính cho rằng, về dài hạn hạn vàng còn tiếp tục tăng giá, nhất là khi đã vượt quang ngưỡng cản quan trọng như 1.750 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 thậm chí đã vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce.

Thời gian tới, vàng sẽ chinh phục các đỉnh cao mới là 1.850, có thể 1.900 USD/ounce khi dịch Covid-19 ngày càng khó lường.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây dự báo khủng hoảng Covid-19 sẽ đẩy các nền kinh tế vào một đợt suy thoái trầm trọng, ước tính thiệt hại lên tới 12 nghìn tỷ USD. Theo đại diện IMF, nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm 4,9% trong năm nay và bằng một nửa so với mức giảm 10% trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1930.

Trên Kitco, Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt mức kỷ lục 2.000 USD/ounce trong 12 tháng tới. Trong khi Tập đoàn United Overseas Bank cho rằng, vàng sẽ là mặt hàng chủ chốt duy nhất có triển vọng tích cực trong phần còn lại của năm. Các dự báo dựa trên nỗi lo lạm phát gia tăng và lãi suất thực âm ở nhiều quốc gia.

Vàng tăng cao còn do giới đầu tư lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ chịu thêm ảnh hưởng từ làn sóng kích động thù hận trên các mạng xã hội. Hàng loạt tập đoàn lớn gần đây như Ford, Starbucks, Coca-Cola, Unilever,... đã tẩy chay quảng cáo trên các mạng xã hội, trong đó có Facebook.

Một số tổ chức dự báo, vàng thậm chí vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của thị trường tăng giá. Đây có lẽ sẽ là thị trường tăng giá mạnh nhất và biến động nhất tính theo tỷ lệ phần trăm. Vàng được dự báo sẽ lên mức 3.000-5.000 USD/ounce (85-142 triệu đồng/lượng) trong 3 năm tới.

Giá vàng còn được hỗ trợ bởi những dự báo từ nhiều đại diện của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, nền kinh tế Mỹ còn lâu mới khỏe mạnh và sự phục hồi hoàn toàn có thể sẽ phải mất nhiều năm để đạt được.

Giá vàng và ngoại tệ ngày 2/7: Vàng bắt đầu hạ nhiệt, USD tiếp tục suy yếu (ảnh minh họa)

Hiện giá dầu thô Nymex cao hơn và giao dịch quanh mức 39,70 USD/thùng, trong khi chỉ số đô la Mỹ thấp hơn. Lợi tức trên điểm chuẩn 10 năm của Kho bạc Hoa Kỳ hiện đang ở mức 0,68%.

Trong một năm rưỡi qua, giá vàng thế giới đã có mức tăng khá ấn tượng, lên tới 16,5% trong nửa đầu 2020 sau khi đã tăng 18,4% trong năm 2019. Giá vàng trong nước cũng đã tăng khoảng 16% kể từ đầu năm.

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 1/7 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 thêm khoảng 490-450 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Kết thúc phiên giao dịch 1/7, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 49,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,70 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 49,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,87 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/7: 

Vào lúc 6 giờ 20 phút (giờ VN), chỉ số đồng Đô la, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, phần lớn không thay đổi ở mức 97,125.

Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế khu vực châu Âu và Trung Quốc cũng khiến cho đồng USD giảm so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác.

Tỷ giá EUR/USD không thay đổi ở mức 1,1232, tỷ giá GBP/USD tăng 0,05% lên 1,2477, trong khi tỷ giá USD/JPY giảm 0,2% xuống 107,67.

Thị trường ngoại hối biến động trong phạm vi hẹp vào thứ Tư, khi các nhà đầu tư cảnh giác trước một số dữ liệu kinh tế được theo dõi chặt chẽ.

Đồng Yên bị ảnh hưởng sau khi dữ liệu của Ngân hàng Nhật Bản cho thấy tâm lý kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm.

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 1/7, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.115 đồng/USD và 23.295 đồng/USD.

Tới cuối phiên 1/7, BIDV và Vietinbank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.115 đồng/USD và 23.295 đồng/USD. Vietcombank: 23.110 đồng/USD và 23.290 đồng/USD. ACB: 23.130 đồng/USD và 23.280 đồng/USD.

Chốt phiên giao dịch 1/7, tỷ giá Euro đứng ở mức: 25.640 đồng (mua) và 26.678 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 28.263 đồng (mua) và 29.149 (bán). Tỷ giá Yên Nhật ở mức 210,3 đồng (mua vào) và 218,2 đồng (bán ra). Nhân dân tệ được mua vào ở mức: 3.249 đồng và bán ra ở mức 3.351 đồng.

Minh Anh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu

  • Chợ Giá - Thị trường ngoại tệ, tài chính, ngân hàng