09:18 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Giá nhiên liệu cao kỷ lục, các hãng hàng không lỗ gần 100 tỷ đồng mỗi tháng

Bảo An (tổng hợp) | 13:56 06/07/2022

(THPL) - Hiện nay, dù đường bay nội địa phục hồi 100%, khách quốc tế đến Việt Nam tăng đáng kể nhưng các hãng hàng không vẫn lỗ gần 100 tỷ đồng mỗi tháng.

Báo VTV News đưa tin, thị trường hàng không Việt Nam được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đánh giá nằm trong top các thị trường hàng không phục hồi nhanh trên thế giới. Tuy nhiên, khi các đường bay nội địa được phục hồi 100%, các đường bay quốc tế trọng điểm vẫn chưa thể khôi phục. Nguồn nhân lực thiếu hụt và giá nguyên liệu tăng cao suốt thời gian qua khiến doanh thu của các hãng không thể bù đắp được chi phí.

Đơn cử như Vietnam Airlines, dù giảm gần 2.500 tỷ đồng so với năm 2021, nhưng mức lỗ dự kiến năm nay của hãng là gần 10.000 tỷ đồng. Theo Vietnam Airlines, nếu năm 2019, chi phí xăng dầu chiếm 28 - 29% tổng chi phí của hãng thì tỉ lệ này hiện đã tăng lên 38 - 40%.

Theo báo VietNamNet, đại diện Vietnam Airlines cho biết, chính xung đột chính trị giữa một số nước trên thế giới đẩy giá dầu tăng cao khiến cho hoạt động kinh doanh của hãng vốn “khó khăn càng thêm khó khăn”. Theo tính toán, xăng dầu tăng lên 1 USD, Vietnam Airlines lại phát sinh chi phí nhiên liệu thêm 12 tỷ đồng.

"Vietnam Airlines đang kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính về việc xem xét cho các hãng hàng không Việt Nam có phụ thu nhiên liệu. Hiện một số nước cũng đã triển khai việc này", Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho hay.

Dù cải thiện được dòng tiền, tạo việc làm, nhưng giá nguyên liệu bay Jet A1 chiếm tới tới hơn 40% chi phí của một hãng hàng không đã khiến doanh thu các hãng thu không bù chi.

Giá nhiên liệu cao kỷ lục, các hãng hàng không lỗ gần 100 tỷ đồng mỗi tháng. Ảnh minh họa

Theo tính toán của Cục Hàng không, hiện các hãng hàng không trong nước đang lỗ gần 100 tỷ đồng mỗi tháng.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng nhận định, các hãng hàng không thực sự đang hết sức khó khăn. Dù điều chỉnh tăng giá nhưng vẫn không bù lỗ được, không bù đắp được chi phí vì các hãng hàng không đã thiệt hại lớn trong dịch bệnh và trong giai đoạn này tiếp tục thua lỗ, cũng như tình hình thế giới rất nhiều hãng lớn đã phá sản.

Theo báo Tiền phong, trước đó để hỗ trợ các hãng hàng không ứng phó với giá nhiên liệu tăng cao, Cục Hàng không, Vaba kiến nghị Bộ GTVT, Chính phủ cho tăng trần giá vé máy bay nội địa thêm bình quân 3,7% so với hiện hành (tương đương mức giá trần áp dụng năm 2014); cho phép các hãng được phụ thu phí nhiên liệu khi giá xăng Jet A1 vượt 100 USD/thùng; miễn, giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu với nhiên liệu bay; tiếp tục miễn, giảm một số loại phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hàng không; sớm giải ngân chương trình hỗ trợ lãi suất 2%...

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng khách bay nội địa đạt hơn 20,6 triệu lượt, nhưng khách quốc tế đến Việt Nam mới chỉ đạt gần 2,4 triệu lượt khách, bằng 11% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước dịch. Dự kiến sau năm 2025, thị trường hàng không Việt Nam mới có thể hồi phục.

Bảo An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu