05:59 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

EVNNPT có kế hoạch đầu tư 18.550 tỷ đồng cho 91 dự án

15:49 11/01/2020

(THPL) - Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đang có kế hoạch năm 2020, trong đó sẽ đầu tư với tổng giá trị 18.550 tỷ đồng vào 38 dự án mới, hoàn thành và đưa vào vận hành 53 dự án truyền tải điện từ 220 - 500 kV.

Để thực hiện mục tiêu này, EVNNPT tập trung chỉ đạo đối với các công trình quan trọng đảm bảo cấp điện cho miền Nam như: các đường dây 500 kV mạch 3 Vũng Áng - Pleiku 2, Sông Hậu - Đức Hòa (giai đoạn 2); Mỹ Tho - Đức Hòa; các trạm biến áp (TBA) 500 kV: Chơn Thành, Đức Hòa; nâng công suất lắp máy 2 các TBA 500 kV Mỹ Tho, Tân Uyên, Ô Môn, Nhà Bè; các TBA 220 kV: Bến Lức, Tây Ninh 2...

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, EVNNPT sẽ tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm đảm bảo cung cấp điện cho Hà Nội và các khu vực kinh tế trọng điểm như: Đường dây 500 kV Thường Tín - Tây Hà Nội, Nâng khả năng tải đường dây 220 kV Hòa Bình - Hà Đông; Nâng công suất TBA 500 kV Nho Quan, các TBA 220 kV Thủy Nguyên, Lạng Sơn, Vân Phong, Hải Châu, Yên Mỹ, Sơn Động...

EVNNPT cũng đảm bảo tiến độ các công trình đấu nối, giải tỏa công suất các nguồn điện như: Đường dây 500 kV đấu nối nhiệt điện Nghi Sơn 2, đường dây 220 kV đấu nối Nhiệt điện Hải Dương, các TBA 220 kV Nghĩa Lộ, Mường Tè, Mường La, Tương Dương, Sông Tranh 2…. Đồng thời đảm bảo tiến độ các công trình phục vụ giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo như: Nâng công suất các TBA 500 kV Vĩnh Tân, Di Linh; các TBA 220 kV Phan Rí, Ninh Phước, Cam Ranh, Lao Bảo, đường dây 220 kV Đông Hà - Lao Bảo...

Được biết, để thực hiện thành công kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2020, EVNNPT và các đơn vị sẽ tập trung triển khai sớm công tác chuẩn bị đầu tư và thỏa thuận tuyến, mặt bằng đối với các dự án đã giao các đơn vị quản lý để có đủ thời gian thực hiện cho các giai đoạn tiếp theo; Bên cạnh việc tiếp tục kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sớm xem xét có cơ chế tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch Điện VII; Yêu cầu các đơn vị trong ngành nâng cao chất lượng lập dự toán để chuẩn xác ngay từ đầu, tránh trường hợp một số gói thầu phải tổ chức lập lại dự toán, đấu thầu lại nhiều lần mới lựa chọn được nhà thầu;

Ngoài ra, Tổng Công ty cũng tiếp tục chuẩn hóa và nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu, tăng cường quản lý hợp đồng và quản lý chất lượng các nhà thầu xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị; Xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng lập tổng tiến độ, giải phóng mặt bằng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu; Tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng các dự án được giao, nhất là tập trung nâng cao chất lượng giám sát thi công, nghiệm thu, mua sắm, kiểm tra vật tư thiết bị trên công trường đảm bảo chất lượng đúng theo hợp đồng trước khi đưa vào sử dụng; Tăng cường bám sát chính quyền địa phương để tranh thủ sự ủng hộ giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng kịp thời, tạo điều kiện để nhà thầu thi công công trình đảm bảo tiến độ...

TÂN LẬP

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu