Dự báo những yếu tố tác động thị trường chứng khoán năm 2024
(THPL) - Năm 2023 qua đi, thị trường chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý như: 29 tỷ USD là mức tăng vốn hóa trên cả 3 sàn; tổng vốn hóa thị trường cổ phiếu đến hết năm đạt hơn 240 tỷ USD, tương đương 56,4% GDP... Bước sang năm 2024, xu hướng hồi phục của thị trường chứng Việt sẽ rõ nét hơn với vùng giá mục tiêu ở quanh 1.330 điểm.
Tin liên quan
- Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
» Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023
» Thị trường chứng khoán hồi phục – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp
» Những yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2023
2024 là năm những chính sách mới tăng cường sự hiệu quả, bền vững cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ đi vào hiệu lực, như yêu cầu xếp hạng tín nhiệm một số trường hợp phát hành và nâng chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp được mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Trong báo cáo chiến lược năm 2024, công ty chứng khoán KBSV nhìn nhận thị trường chứng khoán sẽ có xu hướng hồi phục rõ nét hơn với 4 yếu tố sau:
1. Tăng trưởng kinh tế quay trở lại mốc quanh 6%. Sau mức tăng trưởng thấp chỉ khoảng 5% GDP của năm 2023, KBSV có quan điểm lạc quan hơn với triển vọng kinh tế của năm 2024 với dự báo mức tăng quanh 6%. Trong đó, các động lực tăng trưởng chính đến từ thị trường bất động sản khởi sắc hơn; chính sách tiền tệ và tài khóa mang tính chất hỗ trợ giúp lãi suất duy trì ở mức thấp, đầu tư công được đẩy mạnh, trong khi các chính sách miễn giảm thuế tiếp tục được duy trì; các động lực tăng trưởng truyền thống khác như vốn đầu tư nước ngoài FDI, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu phục hồi... Việc kinh tế tăng trưởng trở lại quanh mốc 6% sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp niêm yết mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận.
2. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp và đầu tư công được đẩy mạnh. Với dự báo các yếu tố khách quan về áp lực lạm phát và tỷ giá sẽ hạ nhiệt trong năm 2024, trong khi nợ công vẫn đang ở mức thấp, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mở rộng sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2024. Yếu tố này không chỉ hỗ trợ thị trường từ góc độ tăng trưởng kinh tế mà còn tác động trực tiếp giúp dòng tiền vào thị trường chứng khoán (TTCK) được cải thiện, định giá cổ phiếu tăng, đặc biệt ở các nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp hưởng lợi.
3. Fed xoay chiều chính sách trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt tích cực và có thể tránh được 1 cuộc suy thoái. Các số liệu gần đây của nền kinh tế Mỹ (về việc thị trường lao động và số liệu lạm phát hạ nhiệt), kết quả cuộc họp chính sách tháng 12 của Fed, biểu đồ dot-plot, các bài phát biểu của quan chức Fed, và dự báo của thị trường thông qua công cụ CME FED Watch đều cho thấy khả năng gần như chắc chắn Fed sẽ hạ lãi suất ở 1 thời điểm nào đấy trong năm 2024.
Với thông tin trên, các chuyên viên phân tích KBSV kỳ vọng đợt hạ lãi suất sớm nhất sẽ diễn ra vào ngay cuối quý 1 năm sau. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho TTCK toàn cầu cũng như TTCK Việt Nam. Mặc dù vậy, rủi ro kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái vẫn là yếu tố đáng chú ý và trong kịch bản trầm trọng có thể gây sức ép lớn lên TTCK toàn cầu.
4. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại nhưng không quá mức trong năm 2024. Sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc là yếu tố rủi ro đáng chú ý trong năm 2024, khi quốc gia này mở cửa không thành công sau khi kết thúc chính sách zero-Covid đầu năm 2023 và các vụ vỡ nợ của doanh nghiệp bất động sản lớn liên tục diễn ra.
Trong kịch bản cơ sở, Trung Quốc sẽ tránh được sự sụt giảm mạnh của nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản trong năm 2024. Tăng trưởng kinh tế sẽ chỉ suy giảm nhẹ và các khó khăn tập trung chủ yếu nửa đầu năm, trong khi nửa sau 2024 có thể ghi nhận 1 số tín hiệu hồi phục tích cực.
Cũng liên quan đến thị trường chứng khoán, các chuyên gia của CTCK Dầu khí (PSI) dự báo mục tiêu của chỉ số VN Index trong năm 2024 sẽ có thể tăng lên vùng 1.137-1.287 điểm. Dự báo của PSI dựa trên các giả định về tăng trưởng thu nhập và định giá phù hợp của thị trường, gồm mức thu nhập (EPS) tăng 15% so với năm 2023; sự phục hồi khi các chính sách hỗ trợ thẩm thấu vào nền kinh tế, kế đến là các nhóm ngành ghi nhận mức tăng trưởng.
Còn theo CTCK Vietcombank (VCBS) dự báo mức cao nhất của VN Index có thể đạt được trong năm 2024 là vùng 1.300 điểm. Theo VCBS, xu hướng của VN Index kể từ giai đoạn dịch Covid-19 thường đồng pha với xu hướng biến động của mặt bằng lãi suất. Lựa chọn tham chiếu cho mặt bằng lãi suất là lãi suất huy động bằng VNĐ trả sau kỳ hạn 12-13 tháng, và điều chỉnh theo thanh khoản bình quân phiên trên thị trường trong từng giai đoạn cụ thể.
Tuy nhiên, VCBS lưu ý TTCK có khả năng ghi nhận những nhịp điều chỉnh giảm mạnh xen kẽ nhịp tăng điểm, trong bối cảnh chịu tác động từ cả yếu tố hỗ trợ tích cực lẫn tiêu cực từ các rủi ro kinh tế vĩ mô toàn cầu vẫn đang hiện hữu.
Trong khi đó, CTCK Tiên Phong (TPS) đưa ra 3 kịch bản cho VN Index trong năm 2024: kịch bản tích cực (1.281-1.400 điểm), kịch bản cơ sở (1.000-1.280 điểm) và kịch bản tiêu cực (900-999 điểm). Ở kịch bản trung lập, TPS cho rằng thị trường đã thành công tạo đáy dài hạn ở năm 2023 và kịch bản của chỉ số trong năm 2024 khó giảm sâu về mức đáy này.
Thanh Mai (t/h)
Tin khác
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
(THPL) - Ngày 23/11, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức khai mạc Chương trình "Sức mạnh nhân đạo 2024", lễ phát động phong trào “Tết...23/11/2024 19:03:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt