12:15 ngày 29/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Dự án nhà máy xử lý rác sinh học - năng lượng sạch Powered by INTEC Lạng Sơn liệu có khả thi?

10:04 11/07/2021

(THPL) - Công ty cổ phần Non Nước (do bà Vy Thị Tuyến làm Giám đốc) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Lạng Sơn xin đề nghị lập báo cáo bổ sung quy hoạch điện cho nhà máy xử lý rác sinh học - năng lượng sạch Powered by INTEC Lạng Sơn. Theo dự kiến, dự án có tổng vốn đầu tư là 4.500 tỷ đồng.

Ảnh minh họa dự án

Công ty cổ phần Non Nước (được thành lập năm 2005, có địa chỉ tại phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn) hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, xuất nhập khẩu và thương mại.

Để triển khai nhà máy xử lý rác sinh học – năng lượng sạch Powered by INTEC Lạng Sơn, Công ty cổ phần Non Nước đã hợp tác với Tập đoàn INTEC của CHLB Đức. Theo đó, nhà đầu tư xác định tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 165.000.000 EUR = 191.070.000 USD, tương đương 4.500 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn INTEC hỗ trợ 163.300.000 EUR = 189.000.000 USD tương đương 4.454 tỷ đồng, chiếm 98,99%. Còn lại, vốn của Công ty cổ phần Non Nước là 1.700.000 EUR = 1.968.600 USD tương đương 45,516 tỷ đồng chiếm 1,01 %.

Về quy mô, nhà đầu tư đặt ra công suất thiết kế gồm: Nhà máy có công xuất xử lý rác thải 500 tấn/ngày. Áp dụng công nghệ xử lý rác công nghệ khí hóa tổng hợp phát điện. Công suất phát điện là 16,7MW. Than cốc thu được khoảng 11000 tấn/năm.

Vị trí xây dựng được xác định tại Lô quy hoạch CCN2-01 và Lô quy hoạch CCN2-02 cụm công nghiệp Na Dương xã Đông Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn với diện tích 9,8ha.

Nhà đầu tư đặt ra mục tiêu là xây dựng nhà máy xử lý rác bằng công nghệ hiện đại của Tập đoàn INTEC, áp dụng các thiết bị và dây chuyền công nghệ khí hoá tổng hợp có phát điện hoàn chỉnh; Cùng với đó, dự án lựa chọn công nghệ tiên tiến hiện đại nhất hiện nay, xử lý khép kín, sản xuất điện, than cốc sạch, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng môi trường sống cộng đồng dân cư; công nghệ nhà máy xử lý triệt để được các loại rác thải (rác thải thông thường, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải độc hại, bùn thải...vv) để phát ra điện bổ sung công suất, nhất là công suất nguồn nhiệt điện, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ điện của hệ thống điện quốc gia.

Dự án cũng sẽ giúp xử lý một khối lượng đáng kể rác thải, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, đồng thời thu hồi năng lượng sạch dưới dạng điện năng. Dự án này sẽ mở ra một hướng mới giải quyết bài toán xử lý môi trường đi kèm với hiệu quả kinh tế xử lý chất thải rắn với sản xuất điện hiện đại, tiên tiến cho tỉnh nhà.

Cuối cùng, dự án được triển khai sẽ tác động tích cực làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề của một bộ phận dân cư địa phương; việc chuyển đổi cơ cấu sang hướng công nghiệp hiện đại sẽ tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, góp phần tăng tổng sản phẩm GDP hàng năm của Lạng Sơn, tạo và giải quyết công ăn việc làm ổn định thu nhập cho khoảng 200 người lao động địa phương.  

Dự án liệu có khả thi? Tại một văn bản mang tên “biên bản thỏa thuận” kèm theo đề xuất của Công ty cổ phần Non Nước đã cho biết: “Các bên khẳng định sự sẵn sàng, mong muốn và khả năng ký kết hợp đồng mua sắm về việc cung cấp thiết bị. Khối lượng và giá trị thiết bị bao gồm hệ thống nhà máy nói trên. Tổng vốn đầu tư cho dự án INTEG SG 75 tại Lạng Sơn đạt khoảng 166 triệu EUR). Giá mua sắm cho nhà máy ước tính khoảng 141,5 triệu EUR)". Tức là, nhà đầu tư Đức sẽ cung cấp. lắp đặt, chuyển giao công nghệ hệ thống nhà máy, còn Công ty cổ phần Non Nước sẽ vận hành dưới sự chuyển giao công nghệ từ đơn vị lắp đặt hệ thống...

Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về nội dung này đến bạn đọc.

MINH MINH

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu