Điện Biên: Thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Nhiều năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã mang lại hiệu quả tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Đồng thời tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân sống gắn bó với rừng, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách này đã và đang khẳng định là giải pháp bảo vệ rừng có hiệu quả và bền vững.
Tin liên quan
- Dự báo thời tiết ngày 16/10: Bắc Bộ dịu mát, có mưa dông vài nơi
Ông Đỗ Trọng Hưng thôi làm Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa
Cảnh báo về trào lưu "bắt pen" trên mạng xã hội
Dự báo thời tiết ngày 15/10: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước
Dự báo thời tiết ngày 14/10: Bắc Bộ nắng hanh, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to
» Mù Cang Chải: Người dân hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
» Về nguồn để chia sẻ yêu thương, tri ân cựu chiến binh góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Người dân hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng
Hiện nay, toàn tỉnh Điện Biên có hơn 96.000 gia đình hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR, trong đó có hộ còn được hưởng hơn 120 triệu đồng/năm. Với mức tiền DVMTR cao đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, đời sống từng bước được cải thiện. Đồng thời nâng cao ý thức cho người dân trong công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng có hiệu quả.
Để chính sách chi trả DVMTR phát huy tối đa hiệu quả đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng tỉnh Điện Biên, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến người dân các xã, những đối tượng trực tiếp tham gia, thụ hưởng chính sách chi trả DVMTR để đảm bảo môi trường rừng được bảo vệ và phát triển bền vững.
Theo đó, để đảm bảo chi trả tiền DVMTR đúng đối tượng theo quy định, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện cung ứng DVMTR năm 2023 theo kết quả theo dõi diễn biến rừng. Qua kiểm tra, xác minh diện tích rừng cung ứng DVMTR năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh với tổng diện tích rừng là 46.308,281 ha, diện tích rừng đủ điều kiện thanh toán tiền DVMTR năm 2023 là trên 265.766 ha.
Nhằm đảm bảo tiến độ, thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tới người dân được thụ hưởng. Tính đến tháng 8/2024, Quỹ đã thực hiện chi trả hơn 130 tỷ đồng, tiền DVMT năm 2023 cho các chủ rừng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Kết quả thanh toán tiền DVMTR năm 2023 cho chủ rừng đạt 103,8% so với kế hoạch, đạt 97,4% so với nguồn tiền phải giải ngân. Đồng thời, phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh chi trả qua tài khoản với số tiền 126,354 tỷ đồng cho 3.976 chủ rừng.
Việc nhanh chóng, kịp thời thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần thúc đẩy công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng phá rừng, cháy rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép có chiều hướng giảm rõ rệt. Cùng với đó, môi trường rừng từng bước được cải thiện, tăng khả năng phòng hộ, điều tiết và duy trì nguồn nước cho các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại hạn chế trong việc sử dụng tiền DVMTR, một số chủ rừng, tổ chức còn chưa hoặc chi không nhiều cho công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền phục vụ công tác chi trả DVMTR. Nhiều thôn, bản thống nhất lập quỹ chung nhưng chưa quy định rõ nội dung chi hoặc thống nhất chi xây dựng các công trình phúc lợi tập thể nhưng chưa có khái toán kinh phí dự kiến công trình...
Đồng chí, Trần Xuân Tâm, Phó Giám đốc, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên, cho biết: Trong thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tiếp tục chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng mới mở tài khoản, đủ điều kiện chi các năm trước; đối với chủ rừng đủ điều kiện chi trả nhưng chưa mở tài khoản tham mưu chi trả bằng tiền mặt. Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xác định diện tích cung ứng DVMTR tạm ứng năm 2024 cho các chủ rừng; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR, ghi chép sổ tay chi trả DVMTR, sổ tay tuần tra bảo vệ rừng cung ứng DVMTR của chủ rừng là cộng đồng và UBND cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các chủ rừng mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền chi trả DVMTR.
Với phương châm "lấy rừng để nuôi rừng", chính sách chi trả DVMTR đã mang lại những lợi ích thiết thực, nâng cao nhận thức và huy động nguồn lực xã hội để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đồng thời nâng cao đời sống, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở các địa bàn dân cư, nhất là các khu vực nông thôn miền núi, khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Giữ rừng và phát triển rừng bền vững
Nhằm giúp chủ rừng là cộng đồng nâng cao năng lực quản lý, theo dõi công tác tuần tra, bảo vệ rừng, thời gian qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã phân công cán bộ về từng địa bàn tập huấn, hướng dẫn chủ rừng, thành viên ban quản lý rừng cộng đồng ghi chép, theo dõi bằng sổ tay chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Riêng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, việc tuyên truyền bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện đồng thời theo hình thức trực tiếp (tập huấn đến chủ rừng) và tuyên truyền bằng các bài viết, tin, ảnh, phóng sự truyền hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ông Trần Xuân Tâm, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên cho biết: đến tháng 8/2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã cấp phát 102 sổ tay chi trả, 118 sổ tay tuần tra bảo vệ rừng cung ứng DVMTR cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh, 95 bìa đựng hồ sơ, 49 bình giữ nhiệt, 129 thùng phân loại rác cho các trường THCS trên địa bàn huyện Mường Ảng, trường tiểu học xã Xuân Lao, UBND xã Xuân Lao và các đơn vị có liên quan, qua đó lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng công tác quản lý, bảo vệ rừng; giữ rừng là bảo vệ môi trường, cuộc sống của nhân dân.
Bên cạnh đó, đơn vị đã tổ chức 02 lớp tập huấn chuyên môn cho viên chức, người lao động Ban điều hành Quỹ và các đơn vị liên quan, 03 đợt (18 lớp) tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ rừng là cộng đồng thôn, bản thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP; hướng dẫn quản lý, sử dụng tiền DVMTR; ghi chép sổ tay chi trả DVMTR, sổ tay tuần tra bảo vệ rừng cung ứng DVMTR cho chủ rừng trên địa bàn các huyện Tủa Chùa, Điện Biên, Điện Biên Đông với 549 học viên tham gia, đạt 100% so với kế hoạch.
Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật; thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống thiên tai, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Qua đó, việc giữ rừng và phát triển rừng không chỉ góp phần tạo sinh kế lâu dài, ấm no cho người dân mà còn giúp thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Giữ rừng cũng chính là giữ ấm no, giữ sinh kế bền vững cho người dân.
Văn Sang
Tin khác
-
Dự báo thời tiết ngày 16/10: Bắc Bộ dịu mát, có mưa dông vài nơi
-
Ông Đỗ Trọng Hưng thôi làm Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa
-
Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024
-
Từ 0h ngày 16/10, ngừng cung cấp dịch vụ cho thuê bao 2G Only
-
Cảnh báo về trào lưu "bắt pen" trên mạng xã hội
-
Xuất khẩu tôm liên tục khởi sắc, đạt gần 2,8 tỷ USD trong 9 tháng
Dấu ấn lấn biển và kỳ tích kinh tế của “nước siêu giàu Trung Đông”
(THPL) - Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại...15/10/2024 15:02:43Bàn về sự đồng bộ giữa đào tạo - hướng nghiệp - thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh đại học từ năm 2025
(THPL) - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Thông tư này sẽ bãi bỏ Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT...15/10/2024 14:44:34Thanh Hóa: Khởi tố, bắt giam 2 phó chủ tịch UBND huyện Quảng Xương
(TH&PL) - Cuối buổi sáng ngày 15/10, xác nhận với PV Thương hiệu và Pháp luật, một lãnh đạo UBND huyện Quảng Xương cho biết, cơ quan Công an...15/10/2024 11:36:5115 doanh nghiệp Hà Nội tham gia Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc- Hòa Bình 2024
(THPL) - Tối qua, 14/10, tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình tổ chức Khai mạc Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình năm 2024. Hội...15/10/2024 11:38:32
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Xu hướng tìm kiếm dịch vụ trong thời đại công nghệ - Đâu là giải pháp an toàn?
(THPL) - Trong kỷ nguyên số 4.0, cách thức con người tiệm cận thông tin đã có những thay đổi ngoạn mục. Từ thời đại mà “Google là câu trả lời cho mọi thứ”, giờ đây, hàng loạt nền tảng mới như Facebook, TikTok hay Instagram… đã trở thành kênh thông tin xã hội phổ biến, cung cấp vô số lời khuyên, mẹo vặt và dịch vụ hấp dẫn. Nhưng, liệu những thông tin đó có thực sự đáng tin cậy và chính xác như chúng ta kỳ vọng? Liệu những dịch vụ mà chúng ta tìm thấy có giải quyết được “nỗi đau” của khách hàng hay lại gây thêm rắc rối? - Imagine Dragons sẽ trình diễn trong Supershow 8Wonder tại TP.HCM
- ROX iPark - Thương hiệu thu hút đầu tư FDI
- Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Liên tục đổi mới trong phát triển sản phẩm số, Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại I4.0 Awards
(THPL) - Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra vào ngày 27/9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”. - DOJILAND lập hattrick giải thưởng danh giá bậc nhất tại DOT Property Vietnam...
- Dai-ichi Life Việt Nam đạt lợi nhuận hơn 1.100 tỷ đồng, đứng thứ 2 trên...
- Vinamilk là doanh nghiệp FMCG duy nhất 12 năm liền có mặt trong top 50 công ty niêm...