Dịch giả nổi tiếng Đoàn Tử Huyến qua đời
(THPL) - Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết, dịch giả Đoàn Tử Huyến mất lúc 8h sáng 22/11 tại nhà thông gia ở Sơn Tây (Hà Nội), thọ 68 tuổi.
Tin liên quan
- Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
» Lê Dương Bảo Lâm tiết lộ bài học lớn nhất được thầy cô dạy bảo
» "Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam": Những bài học còn sáng mãi hôm nay
» Đội sinh viên Việt Nam giành Giải nhất Cuộc thi Khám phá khoa học dữ liệu ASEAN
Dịch giả Đoàn Tử Huyến từng bị tai biến bốn năm trước, phải tiến hành mổ não nên sức khỏe suy giảm. Lễ tang của dịch giả Đoàn Tử Huyến diễn ra lúc 7h15 đến 9h15 ngày 24/11/2020 tại Nhà tang lễ Cầu Giấy, Hà Nội và được an táng tại quê hương: Hoà Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Vnexpress đưa tin, dịch giả Đoàn Tử Huyến sinh năm 1952 tại Hà Tĩnh. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông được chọn đi học ở Liên Xô (cũ). Về nước, ông giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội một thời gian rồi chuyển sang làm biên tập văn học Nhà xuất bản Lao Động, Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau đó, ông thành lập Nhà sách Đông Tây và phát triển thành Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây. Ông có vợ là giáo viên dạy tiếng Nga và hai người con gồm một trai, một gái.
Theo nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, ông là dịch giả xuất sắc, có công đưa nhiều tác phẩm văn học Nga kinh điển vào Việt Nam từ thập niên 1990. "Đoàn Tử Huyến là một trong những cây đa, cây đề trong làng dịch thuật Việt Nam. Có ngày, đam mê anh dịch 40 - 50 trang liền", Dịch giả Lê Bá Thự nói.
Tiểu thuyết tiêu biểu trong sự nghiệp dịch thuật của ông là Nghệ nhân và Margarita, tác giả M.Bulgakov. Cuốn sách từng đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn năm 2008, cũng là tác phẩm ưng ý nhất của Đoàn Tử Huyến. Bên cạnh đó, tiểu thuyết Những quả trứng định mệnh, Trái tim chó... của tác giả này cũng được ông biên dịch.
Năm 1996, ông có công hồi sinh tờ Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam, sau vài năm ấn phẩm ngừng phát hành. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên gọi ông là "linh hồn" của tạp chí, là người trực tiếp xây dựng nội dung, tổ chức bản thảo, đưa ra định hướng phát triển...
Năm 2015, ông hiệu đính bản Truyện Kiều tiếng Nga, do Vaxili Popov dịch thơ.
Năm 2016, dịch giả Đoàn Tử Huyến trở lại với bạn đọc bằng loạt tác phẩm sau khi trải qua cơn bạo bệnh. Ông ra mắt liền một lúc 7 đầu sách tái bản đều là những tác phẩm nổi tiếng của văn học Nga: tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita (M.Bulgakov), tập tản văn Giọt rừng (Mikhail Prisvin), tiểu thuyết Trái tim chó (Mikhail Bulgacov), truyện dài Đêm sau lễ ra trường (Vladimir Tendriacov), tiểu thuyết Đấng cứu thế (Miguel Otero Silva), tập truyện ngắn Những ô cửa màu xanh (Nhiều tác giả), tập truyện ngắn Khóm hoa tử đinh hương (Nhiều tác giả), theo báo Vietnamnet.
Bên cạnh sự nghiệp dịch thuật, Đoàn Tử Huyến còn kinh doanh sách và là một trong những người theo đuổi mô hình nhà sách tư nhân khá sớm, từ đầu những năm 1990. Nhà sách Đông Tây do ông sáng lập chọn dịch, in ấn nhiều tác phẩm có giá trị.
Từ năm 1999, ông thành lập Trung tâm Văn hóa Đông Tây, trực thuộc Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á. Nơi đây trở thành tụ điểm giao lưu văn hóa của giới văn nghệ. Thư viện - cà phê sách Đông Tây ở Cầu Giấy, Hà Nội của ông cũng là nơi gắn bó với nhiều thế hệ sinh viên.
Mai Chi tổng hợp
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Trang tiếng Nga Allfamous Russian