Đi tìm sự thật trong những "lình xình" tại Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam
(THPL) - Trước những thông tin tố cáo của cổ đông Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport) về việc Tổng Giám đốc Phạm Quang Anh tự ý bán tài sản của công ty, phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã vào cuộc tìm hiểu thực hư sự việc.
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Mai Linh xin khoanh nợ, giãn nợ: Bộ Tài chính nói gì?
» Hàng loạt cổ đông bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
» Vụ đỗ xe gây "ồn ào": Lãnh đạo Q.Thanh Xuân khẳng định không bao che cán bộ
Về nguồn gốc số tiền mua Công ty Cao Huân
Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport) là đơn vị do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. Công ty này đã được cổ phẩn hóa, trong đó Nhà nước nắm giữ 51,32% trên tổng số vốn điều lệ 12,5 tỷ đồng.
Tại thời điểm những năm 2014, ông Bùi Duy Nghĩa là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc Vinasport (người đại diện nắm giữ một phần vốn Nhà nước tại Công ty - PV) không thông qua HĐQT, không có ý kiến chủ sở hữu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tự ý ký Hợp đồng hợp tác đầu tư số 02 với Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Khu Đông để thực hiện dự án chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất 181 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội thành Trung tâm thương mại, tổ hợp chung cư.
Hai bên cùng nhau lập ra Công ty TNHH Bất động sản An Phú - Hoàng Gia để thực hiện dự án. Ngay sau đó, Công ty TNHH Bất động sản An Phú - Hoàng Gia đã chuyển vào tài khoản của Vinasport số tiền 20 tỷ đồng nhằm mục đích đền bù, hỗ trợ để Vinasport di dời nhà xưởng ra khỏi khu đất 181 Nguyễn Huy Tưởng.
Trong thời gian từ 31/12/2014 đến ngày 7/5/2015, Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao Việt Nam đã chuyển 15,4 tỷ cho ông Nguyễn Cao Hởi- Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cao Huân (Công ty Cao Huân) do đơn vị này có mặt bằng nhà xưởng sản xuất tại Cụm công nghiệp Thanh Oai- Hà Nội.
Tuy nhiên, chủ sở hữu đứng tên phần vốn góp vào Công ty Cao Huân trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là Vinasport, mà mang tên cá nhân của các ông: Bùi Duy Nghĩa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinasport, Trịnh Quốc Toàn, Phó Tổng Giám đốc Vinasport và Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Thể thao Bách Hiền!?
Với cách thức mua bán như trên, có thể hiểu, tài sản được mua là Công ty Cao Huân không phải là tài sản của Vinasport mà thuộc sở hữu của 3 cá nhân. Do vậy, ngày 25/9/2015, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Bùi Duy Nghĩa để điều tra tội danh “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và Trịnh Quốc Toàn bị điều tra về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong quá trình bị điều tra, các cá nhân trên đã có văn bản xin được khắc phục hậu quả, đề nghị được hoàn trả lại số tiền 15,4 tỷ đồng cho Vinasport bằng cách chuyển nhượng cổ phần đang đứng tên tại Công ty Cao Huân sang cho Công ty Cổ phần dược VIKO8 - Pháp.
Ngày 14/6/2018, tại Trại giam T16 Bộ Công an, trước sự chứng kiến của Giám thị trại giam Đại tá Bế Quốc Hưng, cùng công chứng viên, bị can Bùi Duy Nghĩa đã thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp do mình đứng tên tại Công ty Cao Huân sang cho đại diện Công ty Cổ phần dược VIKO8 - Pháp.
Ngay sau đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng- Giám đốc Công ty Cổ phần dược VIKO8 thay mặt ông Nguyễn Cao Hởi -Giám đốc Công ty Cao Huân- chuyển trả vào tài khoản của Vinasport số tiền thanh toán 15,4 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Toàn bộ việc chuyển nhượng phần vốn góp của các bị can tại Công ty Cao Huân sang cho Công ty Cổ phần dược VIKO8 - Pháp đã được cơ quan chức năng ghi nhận.
Do vậy, ngày 14/8/2018, thừa lệnh Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ông Nguyễn Huy Tiến, Kiểm sát viên cao cấp ký quyết định đình chỉ vụ án với lý do: “Bùi Duy Nghĩa, Trịnh Quốc Toàn, và Nguyễn Văn Hiền đã tự nguyện chuyển nhượng Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cao Huân cho cá nhân khác và trả lại 15,4 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao Việt Nam, hậu quả đã được khắc phục”.
Người trong cuộc nói gì?
Trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, ông Phạm Quang Anh, Tổng Giám đốc Vinasport cho biết: liên quan đến đến việc thu hồi 15,4 tỷ đồng do khắc phục hậu quả của các ông Bùi Duy Nghĩa, Trịnh Quốc Toàn, Nguyễn Văn Hiền đã được Đảng ủy Công ty ghi nhận và ban hành Nghị quyết số 75/NQ-ĐUCTTVN ngày 31/8/2018, khẳng định việc người đại diện phần vốn Nhà nước cùng HĐQT và Ban giám đốc thực hiện việc thu hồi 15,4 tỷ đồng mà Vinasport đã chuyển để mua Công ty Cao Huân là đúng quy định pháp luật và đúng với sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sau khi nhận 15,4 tỷ đồng, ngày 6/7/2018, lãnh đạo Vinasport đã ký biên bản bàn giao và thỏa thuận mượn lại mặt bằng Công ty Cao Huân với Công ty Cổ phần dược VIKO8 - Pháp trong một thời gian để chuẩn bị nhà xưởng, di chuyển máy móc thiết bị.
Đến ngày 30/10/2018, Vinasport đã bàn giao lại mặt bằng nhà máy của Công ty Cao Huân cho phía Công ty Cổ phần dược VIKO8 - Pháp. Và toàn bộ máy móc, thiết bị của Công ty được chuyển về 181 Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội). Trong thời gian chờ nhà xưởng mới vận hành, cán bộ công nhân viên được hưởng lương chờ việc theo quy định pháp luật.
“Như vậy, Công ty Cao Huân không phải là tài sản của Vinasport, việc nhận lại 15,4 tỷ đồng đồng nghĩa với việc phải bàn giao Công ty Cao Huân cho đối tác là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, cũng như các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” - ông Phạm Quang Anh nhấn mạnh.
Nhóm PVPL
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt