Đề xuất bỏ ngạch công chức, quản lý theo vị trí việc làm
(THPL) – Bộ Nội vụ vừa công bố hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) để lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức liên quan.
Tin liên quan
- Từ 1/1/2025, CSGT hóa trang được yêu cầu dừng phương tiện
Doanh nghiệp phải thông báo phương án nghỉ Tết Ất Tỵ trước ít nhất 30 ngày
Dự báo thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ có sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng
Thanh Hóa: Huyện Thọ Xuân đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Thanh Hóa: Yêu cầu công ty cổ phần đầu tư Minh Phúc Group tạm dừng khai thác mỏ đất
» Thống nhất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 liền 9 ngày, lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày
» Bộ Nội vụ tán thành đề xuất nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 - 1/5
» Bộ Nội vụ đồng ý phương án nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
Theo tờ trình trình Chính phủ, Bộ Nội vụ nêu rõ, sau 5 năm được sửa đổi, bổ sung, một số quy định của Luật Cán bộ, công chức bộc lộ hạn chế nhất định, cần tiếp tục được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đồng bộ với các quy định mới của Đảng.
Trong đó, một số chủ trương mới của Đảng về công tác cán bộ cần tiếp tục thể chế hóa, bảo đảm thực hiện bằng quy định của luật. Cụ thể là cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; cơ chế sàng lọc, thay thế CBCC, viên chức thiếu trách nhiệm, năng lực hạn chế, uy tín thấp.
Đáng chú ý, một số quy định của luật chưa thống nhất, đồng bộ với quy định của Đảng; một số quy định của Luật CBCC chưa đồng bộ, thống nhất với pháp luật chuyên ngành khác…
Bên cạnh đó, thực tiễn phát sinh nhiều vấn đề mới chưa được pháp luật quy định, như các quy định cụ thể về đạo đức công vụ; biểu hiện hành vi và chế tài, xử lý đối với CBCC vi phạm quy định về đạo đức công vụ...
Bộ Nội vụ nêu rõ cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề "rất trọng yếu", "quyết định mọi việc", "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Do vậy, yêu cầu và cơ chế quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cần được nghiên cứu, quy định phù hợp với thực tiễn quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Theo Bộ Nội vụ, mục đích xây dựng Luật CBCC (sửa đổi) là nhằm đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”.
Cùng với đó là xây dựng đội ngũ CBCC, nhất là CBCC lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ… Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá CBCC theo hướng thực chất, “vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được”.
Trên cơ sở kết quả đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật Cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề nghị xây dựng 5 chính sách, cụ thể như sau:
Chính sách 1: Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm. Mục tiêu của chính sách nhằm đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức từ kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế sang cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, lấy vị trí việc làm làm cơ sở để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; đồng thời, tạo cơ chế cạnh tranh theo vị trí việc làm dựa trên kết quả công việc, hướng tới nền công vụ thực tài.
Chính sách 2: Hoàn thiện quy định về quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức và những việc cán bộ, công chức không được làm; đạo đức, văn hóa công vụ.
Mục tiêu của chính sách nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; thẩm quyền, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu.
Chính sách 3: Hoàn thiện các quy định để đổi mới phương thức quản lý cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số, bảo đảm tăng tính hiện đại, công khai, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước.
Mục tiêu của chính sách là tập trung hoàn thiện quy định về quản lý cán bộ, công chức được thực hiện dựa trên dữ liệu và bằng công nghệ số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số.
Chính sách 4: Hoàn thiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định của Đảng và đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật; tiếp tục thể chế thành luật các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ mới ban hành chưa kịp thể chế.
Chính sách 5: Thống nhất nền công vụ từ trung ương, đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Mục tiêu của chính sách nhằm thực hiện liên thông, bình đẳng, nhất quán giữa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị, đảm bảo nền công vụ thống nhất từ trung ương, đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Luật CBCC (sửa đổi) để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội. Đồng thời, trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 10 (tháng 11/2025) và thông qua tại kỳ họp thứ 11 (tháng 4/2026). Dự kiến thời gian luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2027.
Minh Anh (t/h)
Tin khác
-
Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng kỷ lục, vượt mục tiêu năm 2024
-
Vinamilk đồng hành các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
-
Từ 1/1/2025, CSGT hóa trang được yêu cầu dừng phương tiện
-
Hà Tĩnh: Bắt 2 đối tượng vận chuyển 52kg ma túy
-
Người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua sắm qua các sàn TMĐT
-
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân, Thanh Hóa
Mỗi ngày có hơn 9.000 tỷ đồng được gửi vào hệ thống ngân hàng
(THPL) - Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, chỉ trong tháng 9, mỗi ngày có hơn 9.000 tỷ đồng tiền tiết kiệm được gửi vào ngân hàng.04/12/2024 15:13:38Tưng bừng ngày đôi cuối năm với 1 triệu vé bay Vietjet giảm 100%
(THPL) - Mừng siêu khuyến mãi ngày đôi cuối năm 12/12, Vietjet dành tặng các tín đồ du lịch triệu vé máy bay giảm đến 100% để khám phá Việt...04/12/2024 15:11:15Các doanh nghiệp đã sẵn sàng cung ứng hàng hóa phục vụ Tết 2025
(THPL) - Chỉ còn gần 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, các doanh nghiệp đã xây...04/12/2024 11:47:23Những dự báo về thị trường bất động sản năm 2025
(THPL) - Tại Việt Nam, dù kinh tế hiện tăng trưởng ổn định, mặt bằng lãi suất, lạm phát, tỷ giá được kiểm soát ở ngưỡng hợp lý...04/12/2024 11:42:06
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu số 1 thị trường
(THPL) - “Từ zero thành hero” - sự kiện VinFast vươn lên top 1 thị trường Việt Nam đã trở thành niềm tự hào của người dùng và được lan tỏa mạnh mẽ bởi những người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng. - Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
- BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024