Đề xuất 4 nhóm giải pháp phát triển công nghiệp – thương mại vùng Đông Nam Bộ
(THPL) - Để tạo động lực mới giúp các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ có thể đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số, thúc đẩy phát triển công nghiệp – thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đề xuất 4 nhóm giải pháp trọng tâm.
Tin liên quan
- Doanh nghiệp phải thông báo phương án nghỉ Tết Ất Tỵ trước ít nhất 30 ngày
Dự báo thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ có sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng
Thanh Hóa: Huyện Thọ Xuân đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Thanh Hóa: Yêu cầu công ty cổ phần đầu tư Minh Phúc Group tạm dừng khai thác mỏ đất
Hà Nội không đồng ý đề xuất cho xe khách chạy qua nội thành
» Bình Phước phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp của Vùng Đông Nam Bộ
» Tạo bước chuyển biến mới, có tính đột phá cho vùng Đông Nam Bộ
» Nhiều tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam bộ ghi nhận xuất siêu cao
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, vùng Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển; có mạng lưới giao thông kết nối trong nước, quốc tế với đủ 5 phương thức vận tải và là cửa ngõ giao thương của khu vực phía Nam cũng như cả nước với hệ thống cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế thuận lợi, đóng vai trò “đầu mối” giao lưu, hội nhập quốc tế, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình dịch vụ logistic lớn nhất cả nước.
Bên cạnh đó, vùng Đông Nam Bộ còn có tài nguyên phong phú cả trên đất liền và thềm lục địa như dầu mỏ, khí đốt và ngư trường trọng điểm.
Những năm qua, kinh tế vùng Đông Nam Bộ phát triển khá nhanh, đóng góp lớn nhất so với các vùng kinh tế khác về tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách của cả nước; trong đó, công nghiệp và thương mại, dịch vụ được xác định là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ đóng góp tới 42% tổng thu ngân sách nhà nước và gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu, khẳng định vai trò cực tăng trưởng của cả nước. Trong 10 tháng năm 2024, tình hình phát triển công nghiệp, thương mại vùng Đông Nam Bộ tiếp tục đạt kết quả tích cực.
Nổi bật là chỉ số sản xuất công nghiệp vùng Đông Nam Bộ duy trì mức tăng trưởng khá cao (9,3%), cao hơn mức tăng chung của cả nước (8,3%); Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,7% so với cùng kỳ, vượt 4,8% mức tăng bình quân cả nước (8,5%); Kim ngạch xuất khẩu tăng 12,2%, chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trong đó, hầu hết các địa phương trong vùng ĐNB đều có quy mô xuất khẩu trên 1 tỷ USD); xuất siêu đạt 4,2 tỷ USD, chiếm gần 20% tổng thặng dư thương mại của cả nước (23,3 tỷ USD).
Tuy nhiên, Bộ trưởng Diên cũng thẳn thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động công nghiệp – thương mại của Vùng, như trong quá trình đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị của ngành công thương còn chậm; xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chủ lực chưa tạo được đột phá; hạ tầng phục vụ xuất khẩu như dịch vụ logistics, kho, cảng… còn hạn chế, làm tăng chi phí, giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu.
Đề xuất 4 nhóm giải pháp phát triển công nghiệp - thương mại vùng Đông Nam Bộ
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, để tạo động lực mới, giúp các địa phương trong Vùng có thể đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số, thúc đẩy phát triển công nghiệp – thương mại (trong đó có xuất khẩu công nghiệp của Vùng), ngoài việc tập trung khắc phục các hạn chế, các địa phương trong Vùng cần quan tâm theo dõi sát tình hình thị trường xuất khẩu trong năm tới, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản….
Trong bối cảnh đó, dưới góc độ ngành công thương, Bộ trưởng Công Thương đã đề xuất 4 nhóm giải pháp trọng tâm:
Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách:
Theo Bộ trưởng, cần tập trung cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách cụ thể, đủ mạnh và khả thi.
Mỗi địa phương trong Vùng cần chủ động rà soát, cập nhật và nếu cần thiết, đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tỉnh, thành phố nhằm bảo đảm phù hợp, liên thông với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng và các Quy hoạch ngành quốc gia; đồng thời, rà soát, bổ sung Quy hoạch, Quy hoạch sử dụng đất của địa phương, phù hợp với quy hoạch cấp tỉnh để có đủ cơ sở pháp lý và các điều kiện sẵn sàng tiếp nhận, triển khai các dự án đầu tư, tạo động lực tăng trưởng mới.
Vùng cần làm tốt công tác quán triệt và triển khai sớm, hiệu quả các chủ trương, chính sách mới, có tính đột phá của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội (có hiệu lực thi hành từ cuối năm 2024 và đầu năm 2025), nhất là các cơ chế đặc thù đối với TP Hồ Chí Minh (trong đó có việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế) và các Luật, cơ chế, chính sách mới được ban hành, như: Các luật về đầu tư, tài chính ngân sách, đất đai và Luật điện lực (sửa đổi); Các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất;
Đặc biệt là các chính sách đột phá mới ban hành trong lĩnh vực năng lượng như cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế phát triển điện mặt trời áp mái tự sản xuất, tự tiêu dùng... tạo dư địa phát triển kinh tế Vùng và mỗi địa phương.
Nhóm giải pháp về hạ tầng:
Bộ trưởng cũng đề xuất cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động tối đa nguồn nội lực, kết hợp hài hoà với ngoại lực cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu và hạ tầng giao thông trọng điểm, hạ tầng logistics nhằm nâng cao khả năng kết nối về hạ tầng nội vùng, liên vùng.
Các địa phương trong Vùng cũng cần chủ động tạo quỹ đất sạch và huy động hiệu quả các nguồn lực đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất theo quy hoạch để thúc đẩy phát triển thực chất các hành lang công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao; Sớm hình thành, phát triển Hệ sinh thái công nghiệp - đô thị - thương mại, dịch vụ trong bán kính trên/dưới 100km so với điểm nút giao thông trọng yếu của Vùng;
Đặc biệt, hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp và khu công nghiệp chuyên biệt, phát huy thế mạnh công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu; phát triển tối đa tiềm năng về năng lượng tái tạo để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu; chú trọng phát triển công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp bán dẫn, tự động hóa, công nghiệp môi trường, chế biến sâu nông-thủy sản… Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước.
Chú trọng khai thác vị trí địa chiến lược và lợi thế đặc thù về hệ thống hạ tầng giao thông kết nối Vùng với 5 phương thức vận tải thuận lợi (gồm cả đường biển - hàng không - đường sắt - đường thủy nội địa - đường bộ) để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển dịch vụ logistics, các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại (gắn với cảng biển nước sâu, cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Bắc-Nam, Đông -Tây, đường sắt tốc độ cao trong tương lai…) nhằm giải phóng sức sản xuất, khơi thông nguồn hàng, tạo luồng lưu chuyển hàng hóa thông thoáng, thúc đẩy giao thương nội vùng, liên vùng và quốc tế.
Nhóm giải pháp về thu hút đầu tư:
Các địa phương cần chủ động ban hành (hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành) các cơ chế, chính sách có tính đột phá và khả thi để khai thác có hiệu quả cơ hội nổi bật, lợi thế cạnh tranh của Vùng, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh (như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; điện tử; công nghệ số)…
Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao (như: Công nghệ AI; sản xuất chíp, bán dẫn, rô bốt, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới) và phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Chú trọng thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn, đa quốc gia có năng lực công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi giá trị; đồng thời, tạo lập cơ chế khuyến khích và ràng buộc để các doanh nghiệp FDI có sự lan tỏa, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước cùng phát triển một cách thực chất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước vươn lên, đủ khả năng hấp thụ, làm chủ công nghệ hiện đại và kỹ năng quản trị tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tự chủ, thích ứng, sức chống chịu cao trước biến động của thị trường.
Nhóm giải pháp về phát triển thương mại:
Phát triển thương mại, thúc đẩy xuất khẩu, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm bền vững, tập trung hoàn thiện hạ tầng thương mại (gồm cả thương mại truyền thống và thương mại hiện đại); Chú trọng phát triển thương mại điện tử, nhất là thương mại điện tử xuyên biên giới.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, các địa phương trong Vùng cần tận dụng tối đa cơ hội dịch chuyển nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khai thác có hiệu quả các FTA mà nước ta là thành viên để đa dạng hoá thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung khai thác và chú trọng thực hiện Đề án xuất khẩu chính ngạch, gắn với quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết hợp với việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế; chú trọng, khai thác phát triển kinh tế biên mậu, kết hợp thương mại với du lịch và gắn phát triển thương mại, du lịch với phát triển kinh tế ban đêm để thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, Bộ Công Thương sẽ khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn để các địa phương, doanh nghiệp có cơ sở triển khai Luật Điện lực (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua; sớm hoàn tất thủ tục thực thi Hiệp định FTA với UAE.
Đồng thời, tiếp tục triển khai đàm phán, ký kết, mở mới thị trường xuất khẩu sang các nước, các khu vực còn nhiều tiềm năng; Tăng cường các hoạt động thúc đẩy liên kết vùng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm hỗ trợ công nghiệp tại TP. HCM, các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự do, cảnh báo sớm nguy cơ các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp tại nước ngoài.
Tú Anh (t/h)
Tin khác
-
Các doanh nghiệp đã sẵn sàng cung ứng hàng hóa phục vụ Tết 2025
-
Những dự báo về thị trường bất động sản năm 2025
-
Nguồn cung khan hiếm khiến bất động sản hạng sang tại trung tâm Thủ Thiêm trở nên đắt giá
-
Công ty Điện lực Hoà Bình: Bản sắc, dấu ấn, thương hiệu riêng từ phong trào xây dựng văn hoá doanh nghiệp
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 4/12: Vàng thế giới chững lại, trong nước bất ngờ tăng
-
CEO Vũ Đức Sỹ: Người cư sĩ mang triết lý nhân quả vào quản trị doanh nghiệp
T&T Group hợp tác với Tập đoàn Ramky (Ấn Độ) phát triển công viên dược tại Việt Nam
T&T Group và Ramky – tập đoàn đa quốc gia hàng đầu của Ấn Độ vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư phát triển dự án công viên...01/08/2024 07:32:00Hilton quản lý chuỗi khách sạn của T&T ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tập đoàn T&T Group đã lựa chọn Tập đoàn Hilton là đơn vị quản lý, vận hành 3 dự án khách sạn cao cấp tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu...06/08/2024 07:28:00Tập đoàn T&T Group được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2024
Tập đoàn T&T Group xuất sắc được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2024 - giải thưởng danh giá trong lĩnh vực nhân sự cấp khu vực.09/08/2024 07:24:00Bóng bàn CAND - T&T về nhất toàn đoàn với 14 HCV ở giải trẻ toàn quốc
Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã...05/09/2024 07:15:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu số 1 thị trường
(THPL) - “Từ zero thành hero” - sự kiện VinFast vươn lên top 1 thị trường Việt Nam đã trở thành niềm tự hào của người dùng và được lan tỏa mạnh mẽ bởi những người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng. - Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
- BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024