Hà Tĩnh: Người dân "chịu hết nổi" vì mỏ đá
(THPL) - Hơn mười mấy năm nay, người dân xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) sống ở dưới chân núi Hồng Lĩnh chịu hết nổi sự “tra tấn” từ các mỏ đá. Họ rất mong chính quyền sớm đóng cửa mỏ để có cuộc sống thanh bình trở lại.
Tin liên quan
- Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Theo quốc lộ 1 A đến xã Vượng Lộc, nhìn về hướng Đông là dãy núi Hồng hùng vĩ bị “xẻ thịt” nham nhở. Đó là những đại công trường của những doanh nghiệp ngày đêm khai thác đá bán.
Con đường dân sinh vào thủ phủ khai thác đá của xã Vượng Lộc là cảnh từng đoàn xe “ăn hàng” chạy ngược chiều làm bụi bay mù mịt. Hai bên đường cỏ cây bị phủ một lớp bụi đá. Người dân đều đóng cửa kín mít, có người còn dùng bạt, lưới che chắn hạn chế bụi bay vào.
Sống khổ với mỏ đá
Xã Vượng Lộc có hai xóm Làng Mới và Hồng Lĩnh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các mỏ đá. Xóm Làng Mới có nhiều hộ dân sống cách mỏ đá từ 200m đến 300m. Từ khi các mỏ đá đi vào khai thác, hầu như nhà dân nào cũng phải đóng cửa tối ngày, tìm mọi cách che chắn nhưng mọi đồ dùng trong nhà đều bị bụi đá bám đầy.
Vào nhà ông Phan Thanh Ân, 74 tuổi, ở xóm Làng Mới, chúng tôi vẫn nghe tiếng máy xay đá rền vang, tiếng còi xe inh ỏi vào ra mỏ. Nhà của ông Ân cách mỏ đá khoảng 200m, vợ chồng sống chung với cảnh tra tấn của mỏ đá hơn mười mấy năm nay. Bạn bè, người thân đến chơi thường không được lâu vì cảm thấy bụi bặm và tiếng máy nghiền đá ồn ào khó chịu.
“Các chú nhìn xem, nhà cửa bị nứt do nổ mìn khai thác đá. Khách vào nhà chơi khi nào cũng đóng cửa, dùng khăn lau bụi bám đầy ghế mới ngồi được. Con cái tôi lớn lên thấy cảnh này đã bỏ xứ đi làm ăn, sinh sống xa. Có về quê được vài ba ngày, con lại xách ba lô đi vì chịu không được…”, ông Ân ngao ngán nói về cuộc sống gần mỏ đá.
Ông Ân còn cho biết, mấy năm về trước các mỏ đá sử dụng kỹ thuật nổ bung, đá bay xa hàng trăm mét làm nhiều nhà bị sập, có người trúng đá bị thương. Như vợ ông là bà Nguyễn Thị Lan, làm đồng về đang rửa tay chân ở giếng thì bị đá bay xớt đầu, điều trị ở viện 3 ngày, phía doanh nghiệp khai thác đá biết chuyện đã cho người đến hỏi thăm, chu cấp cho tiền thuốc men.
Nay các mỏ đá thực hiện nổ âm nhưng nhà cửa của người dân vẫn bị rung lắc như dư chấn của động đất. Bà Phan Thị Thịnh, 56 tuổi, cho biết bà sống một mình, con cái lớn lên đi làm ăn xa. Nhà bà tuy xa mỏ đá hơn nhà ông Ân, nhưng vẫn bị rạn nứt. Đến bể chứa nước của bà cũng bị nứt đáy, sau mỗi trận mưa không còn một giọt nước nào. “Mùa mưa còn thấy xóm. Mùa nắng có thời điểm chẳng thấy xóm ở đâu. Có hôm tôi đi chợ nghe tiếng mìn nổ, ngoảnh đầu nhìn về thì không nhận ra xóm ở đâu nữa, chỉ thấy đám bụi khổng lồ bao trùm lấy”, bà Thịnh kể.
Dân xóm Làng Mới và xóm Hồng Lĩnh chưa có nước máy. Hầu như hộ dân nào cũng xây bể chứa nước mưa. Mỗi lần trời mưa, người dân phải cho nước chảy ra ngoài khoảng 10 phút mới dẫn vào bể. Nhưng khi dọn vệ sinh thì đáy bể phủ một lớp bùn đá dày từ hai đến bốn centimet.
Dân mong đóng, doanh nghiệp nói bâng quơ...
Từ khi có các mỏ đá đến nay, người dân nói rằng cuộc sống của họ bất an vì tiếng mìn nổ giật rung lắc nhà và sự ô nhiễm bụi bặm từ xay đá. Còn phía các doanh nghiệp mỏ đá, hằng năm tết đến “an ủi” người dân bằng thùng bia, chai dầu ăn hay gói bột ngọt. “Người dân thắc mắc khi nào đóng cửa mỏ, doanh nghiệp trả lời khi nào hết hạn khai thác thì đóng. Dân chúng tôi có biết khi nào hết hạn, chỉ mong đóng cửa mỏ sớm ngày nào hay ngày đó”, nguyện vọng của biết bao người dân sống dưới chân núi Hồng.
Ông Nguyễn Viết Toàn, bí thư xóm Làng Mới, cho rằng cuộc sống người dân ở đây chịu hết nổi cảnh sống chung với mỏ đá. Xe chở đá chạy quá nhiều, đường hư hỏng nghiêm trọng, có khi người dân phải lập sào chắn, ngăn chặn không cho xe chạy. Do đó ai cũng mong thời điểm các mỏ đá hết hạn khai thác thì tỉnh ngừng cấp phép cho hoạt động nữa…
Theo ông Nguyễn Minh Vỵ, Chủ tịch xã Vượng Lộc, trên địa bàn này có 4 mỏ đá đang hoạt động, có những mỏ không đảm bảo cự ly khoảng cách an toàn với khu dân cư nên việc khai thác đá ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. “Người dân thường có ý kiến về hoạt động các mỏ đá trên địa bàn như xe chở vật liệu gây bui bặm, tiếng ồn từ khai thác đá. Nhiều khi nổ mìn đá rơi làm hư hỏng nhà dân. Bản thân tôi cũng mong sớm dừng các mỏ đá để người dân an tâm hơn trong cuộc sống”, ông Vỵ nói.
Hỏi về thời gian hết hạn khai thác mỏ, ông Trần Viết Hạnh, Giám đốc mỏ đá Hùng Vượng, cho biết mỏ đá này khai thác đến năm 2028. Việc khai thác đá không tránh khỏi ô nhiễm. “Đến giai đoạn hết giấy phép thì doanh nghiệp tính toán, tỉnh cho gia hạn thì làm, tỉnh không cho thi thôi…”, ông Hạnh nói giọng bâng quơ.
Tượng tự, ông Mai Quốc Quân, Phó giám đốc mỏ đá Hồng Vượng, cho hay đến năm 2027 mỏ đá này mới hết hạn. Hiện nay chưa có chủ trương cho phép gia hạn. Nếu mỏ còn trữ lượng thì doanh nghiệp vẫn có nguyện vọng xin gia hạn mỏ đá…
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Ngọc Huấn – Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh, cho biết: “Chủ trương của tỉnh Hà Tĩnh về những mỏ đá đã được cấp phép khai thác ở xã Vượng Lộc, khi hết hạn khai thác tỉnh sẽ không cho gia hạn khai thác. Tỉnh đang hướng tới đóng sớm các mỏ đá khi trữ lượng đã hết. Việc khai thác của các mỏ đá đều có bảng báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng trong quá trình khai thác thì sở không có ở đó, chỉ có địa phương giám sát. Nhưng nhiều khi các doanh nghiệp khai thác đá không chấp hành…”.
Văn Định – Trần Dũng
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt