Cô gái không bằng Đại học, mất việc do Covid-19 trúng tuyển giám đốc marketing
(THPL) - Tập đầu tiên của “Cơ hội cho ai? Whose chance?” mùa 2 lên sóng tuần trước và đã nhận được những phản hồi tích cực từ khán giả. Tiếp nối sự hưởng ứng đó, tập 2 của chương trình vừa lên sóng vẫn ở khung giờ quen thuộc, 12h00 thứ Bảy ngày 14/11/2020.
Tin liên quan
- Hà Nam công bố logo du lịch mới của tỉnh
Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa kết hợp thể thao mạo hiểm có 1-0-2 tại Phú Quốc
Tháng 12 lên núi Bà Đen lễ tạ, đi chợ lá, tham dự tuần văn hóa Việt Nhật
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
» Vietcombank đã sẵn sàng đón nhận cơ hội thời kỳ hậu Covid-19
» Nhiều cơ hội mới cho bất động sản công nghiệp Việt Nam
» SACE International: Cơ hội cho học sinh Việt tiếp cận nền giáo dục chuẩn quốc tế
“Cơ hội cho ai – Whose chance?” là cầu nối giữa Nhà tuyển dụng và Người lao động, nơi kết nối nhu cầu Tìm việc của Người lao động và Tìm người của Nhà tuyển dụng với nhau. Phỏng vấn thật – Thương lượng thật – Việc làm thật là 3 yếu tố giúp Cơ hội cho ai – Whose chance? khẳng định vị trí và ghi dấu ấn trong lòng khán giả màn ảnh nhỏ.
Chương trình được dẫn dắt bởi MC Thành Trung. Tập 2 vẫn là sự hiện diện của 6 sếp quyền lực, bao gồm: Sếp Dương Long Thành (Chủ tịch HĐQT Thắng Lợi Group), sếp Lê Đức Thuấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Bảo Ngọc - Bánh Bảo Ngọc), sếp Nguyễn Tuấn Lương (Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam - VNPAY), sếp Lưu Nga (Nhà sáng lập – Chủ tịch HĐQT Công ty Thời trang ELISE), sếp Lê Trí Thông (Tổng Giám đốc Công ty CP Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận – PNJ) và sếp Hoàng Nam Tiến (Chủ tịch HĐQT FPT Telecom).
Tập 2 của “Cơ hội cho ai? – Whose chance?” là màn đối đầu của 2 ứng viên, gồm: Ngô Thúy Phương Thanh, 27 tuổi, có gần 5 năm kinh nghiệm làm việc ở các vị trí Quản lý Vận hành, Quản lý Dự án, Trưởng phòng Marketing ở các công ty Công nghệ start-up, công ty Game và Hàng Vĩ Cẩm, 26 tuổi, có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing, tối ưu theo doanh số bán hàng về nhiều mô hình kinh doanh gồm: Thương mại điện tử, Bán lẻ và Mô hình kinh doanh đa kênh (Omni channel).
Ngô Thúy Phương Thanh là một nữ ứng viên có hoàn cảnh đặc biệt. Trong lúc giới thiệu bản thân với các sếp, nữ ứng viên bất ngờ tiết lộ cô không có bằng Đại học vì nghỉ ngang khi học năm 4 ngành Quản trị Kinh doanh do gia đình bị phá sản và đặc biệt hơn nữa, là cô có đến…3 quả thận. Đó là kết quả của ca phẫu thuật ghép thận từ mẹ sang con được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ của Đại học Y Dược TPHCM vào tháng 6/2020.
Chủ đề tranh luận ở vòng 1 – vòng Đối mặt dành cho ứng viên Phương Thanh và Hàng Vĩ Cẩm là: “Công ty bạn đang kinh doanh chuỗi nhà hàng và đang gặp phải khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Nếu phải ưu tiên chọn 1P quan trọng nhất trong mô hình Marketing 7P, bạn sẽ chọn P nào?”.
Là người rút phải chiếc thăm ngắn hơn, Phương Thanh trình bày quan điểm trước: “Tôi chọn Place – tức là địa điểm, để đa kênh. Trong thời điểm hiện tại, người dùng đang tiếp cận và chuyển đổi kỹ thuật số nhiều hơn. Các doanh nghiệp từ Bảo hiểm, Bất động sản đến hàng tiêu dùng, B2B đều cố gắng chuyển đổi mô hình sang kỹ thuật số, có nghĩa là ứng dụng các mô hình E-commerce, Thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh, đến gần hơn với người tiêu dùng. Trong thời điểm giãn cách xã hội, các nghành nghề kinh doanh F&B phải quan tâm đến việc người tiêu dùng chuyển đổi thói quen mua sắm sang Thương mại điện tử, hoặc các kênh giao hàng tận nơi. Khi chọn “Place” để thay đổi, tôi cho rằng đó không phải khó khăn, mà vô tình là cơ hội cho doanh nghiệp chuyển mình. Chúng ta còn có thể lợi dụng một thế mạnh. Đó là Marketing. Những công ty về Thương mại điện tử hoặc giao hàng đều có những cách marketing rất mới, để quảng bá thương hiệu của chúng ta đến với hàng triệu người tiêu dùng trên cả nước”.
Có một số sự tương đồng trong quan điểm với đối thủ, Vĩ Cẩm tiếp lời: “Tôi cũng chọn Place, nhưng tôi muốn làm rõ hơn thông qua 2 tiêu chí. Một là “Placement”, ở đây là thông qua digital marketing, các kênh online để phân phối. Hai là “Placement - Distributor”, cách phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng ”.
Vĩ Cẩm cũng làm rõ hơn rằng “Place” đầu tiên là kênh truyền thông. “Place” thứ hai là cách phân phối thông qua các đơn vị vận chuyển.
Kết thúc phần chất vấn ở vòng 1, cảm động với câu chuyện của Phương Thanh, Vĩ Cẩm cũng chia sẻ khát vọng của bản thân: “Tôi may mắn hơn chị Phương Thanh rất nhiều. Cuộc sống của tôi không có nhiều biến cố. Tuy nhiên, một cuộc sống bình lặng không có nghĩa là êm đềm. Tôi có một áp lực rất lớn là trước 30 tuổi phải có nhà. Trong 3 năm vừa qua, tôi đã làm rất nhiều công việc để kiếm tiền. Và tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã để dành được ½ giá trị ngôi nhà. Ở độ tuôi của mình, tôi nghĩ mình đã được nhiều hơn những bạn trẻ khác”.
Kết thúc vòng Đối mặt, Phương Thanh nhận được 5/7 bình chọn. Trong đó, có 4 bình chọn đến từ các sếp và 1 bình chọn từ khán giả trường quay. Nữ ứng viên giành chiến thắng trước đối thủ Vĩ Cẩm và bước tiếp vào vòng thi thứ 2 – Vòng chinh phục.
Ờ vòng Chinh phục, Phương Thanh nhập mực lương kỳ vọng vào chiếc “va-ly bí mật” mà ban tổ chức cung cấp. Sau đó, 6 sếp quyền lực sẽ đặt câu hỏi để thẩm định về kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn, kiến thức xã hội lẫn trải nghiệm thực tế của ứng viên.
Sếp Dương Long Thành (Chủ tịch HĐQT Thắng Lợi Group) là người đầu tiên đặt câu hỏi cho ứng viên: “Em đã từng quản lý ngân sách Marketing lớn nhất là bao nhiêu?”. Phương Thanh không do dự đáp lời, ngân sách Marketing theo quý lớn nhất mà cô từng phụ trách là 250.000 USD. Sếp Thành mỉm cười chia sẻ nếu Phương Thanh về đội Thắng Lợi thì cô sẽ được quản lý ngân sách gấp 5 lần con số đó, tức hơn 1.2 triệu USD. Nữ ứng viên tỏ ra bất ngờ, ngạc nhiên trước thông tin mà vị sếp quyền lực cung cấp.
Ngược lại với sếp Thành, sếp Lê Trí Thông (Tổng Giám đốc Công ty CP Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận – PNJ) không đặt câu hỏi về chuyên môn cho ứng viên, mà yêu cầu ứng viên chủ động đề xuất những giá trị mà cô có thể mang đến cho PNJ. Phương Thanh khẳng định: “Điều mà tôi có thể đóng góp cho doanh nghiệp, thứ nhất là tầm nhìn, không quá xa, nhưng đủ rộng để theo kịp tư duy vĩ mô của các sếp. Tôi có thể nhìn ra thói quen của người tiêu dùng và xu hướng của các bạn trẻ ngày nay, cũng như lứa tuổi trung niên để tạo ra những điều phù hợp với sản phẩm của PNJ. Tôi cũng quan tâm làm thế nào để chuyển đổi từ mô hình bán hàng truyền thống sang Thương mại điện tử, bán hàng online, làm sao để tiếp cận người dùng một cách dễ dàng hơn”.
Khác với 2 sếp trước đó, sếp Nguyễn Tuấn Lương (Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam - VNPAY), lại mang đến cho Phương Thanh một thử thách về EQ, về cách tương tác với cấp trên ở môi trường công sở. “Khi lên kế hoạch Marketing, nếu bạn cảm thấy hay, nhưng sếp không đồng ý thì bạn giải quyết thế nào” – Sếp Lương hỏi khó. Phương Thanh trả lời: “Tôi có 2 phương án. Thứ nhất là tìm hiểu mong muốn của sếp và sau đó điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với chiến lược của công ty. Phương án thứ hai là tôi sẽ xin sếp cho tôi cơ hội được thử. Tôi tin rằng các sếp luôn muốn nhân viên được thể hiện năng lực và ý kiến cá nhân”.
Hỏi xoáy ứng viên, sếp Hoàng Nam Tiến (Chủ tịch HĐQT FPT Telecom) mở lời: “Tôi biết thế hệ trẻ các em hay chê sếp già là dốt, nhưng thường là chê sau lưng. Vậy đã bao giờ em mắng vào mặt các sếp là sếp dốt chưa?”.
Tỏ ra khá bất ngờ với câu hỏi, nhưng Phương Thanh vẫn bình tĩnh ứng đáp: “Tôi chưa bao giờ mắng là sếp dốt. Ở công ty cũ, chị CEO của tôi là người nước ngoài và chồng chị ấy cũng là Chủ tịch Tập đoàn. Anh ấy đã 60 tuổi. Trong quá trình làm việc, anh ấy có đưa ra một số phương án, nhưng khá là lỗi thời. Tôi có chia sẻ với anh ấy rằng với thế hệ của anh, điều đấy khá là phù hợp. Tuy nhiên với văn hóa của giới trẻ, điều đấy chưa thực sự phù hợp lắm. Nên hãy thử nghe theo giải pháp của tôi. Nếu không hiệu quả, tôi sẽ nghe theo phương án của anh ở lần sau”.
Hoàn thành phần hỏi – đáp, 6 sếp sẽ quyết định nhấn đèn xanh nếu hài lòng về ứng viên, nhấn đèn vàng là có điều còn băn khoăn và đưa ra lời cảnh báo cho ứng viên, nhấn đèn đỏ là không hài lòng và từ chối tuyển dụng.
Kết quả, Phương Thanh sở hữu 3 đèn xanh đến từ sếp Thành, sếp Thông và sếp Nga, đủ điều kiện để bước tiếp vào vòng cuối cùng – vòng Cơ hội cho ai.
Mức lương kỳ vọng của Phương Thanh là 33.146.064. Cô nhận được lời mời làm việc tại PNJ của sếp Thông, vị trí Trợ lý Quản lý Thương hiệu Cấp cao kiêm Trợ lý CMO với mức lương 33.010.101. 2 mức “mời lương” còn lại thuộc về sếp Nga cho vị trí Trưởng nhóm Marketing chi nhánh miền Nam với mức lương 25.000.000 và sếp Thành cho vị trí Giám đốc Marketing dự án Bất động sản với mức lương 33.999.999.
Vì “mời lương” thấp hơn kỳ vọng của ứng viên chỉ vỏn vẹn khoảng 100 nghìn, sếp Thông để vụt mất ứng viên ưng ý trong sự tiếc nuối. Sếp Nga cũng mất đi quyền chiêu mộ ứng viên về đội. Sếp Thành là nhân vật duy nhất đủ điều kiện để tuyển dụng Phương Thanh.
Ở giai đoạn này, khi chỉ có duy nhất 1 cơ hội, ứng viên có quyền lựa chọn đồng ý về đội sếp Thành hoặc từ chối. Phương Thanh tỏ ra khá bối rối, đắn đó trong thời điểm đưa ra quyết định. Cô bật khóc khi nghe sếp Nga khuyên nhủ “Quyết định của em là chắn chắn và tuyệt với nhất. Em không cần phải hỏi ý kiến của bất kỳ ai”.
Kết quả chung cuộc, Phương Thanh quyết định gia nhập Thắng Lợi Group của sếp Thành ở vị trí Giám đốc Marketing dự án Bất động sản với mức “chốt lương” 33.999.999.
Chia sẻ về lý do bật khóc ở thời điểm phải đưa ra quyết định, Phương Thanh tâm sự: “Lúc đó tôi thấy sếp Thông khá thích mình. Tôi cũng rất có thiện cảm với sếp Thông. Tôi rất tiếc khi sếp Thông đưa ra mức mời lương thấp hơn khoảng 100 nghìn thôi. Tôi cũng đắn đo không biết bản thân có hợp với sếp Thành Thắng Lợi hay không. Tôi đến với cuộc chơi này rất nghiêm túc. Và ở khoảnh khắc đó tôi thật sự bối rối. Nhờ lời khuyên của sếp Nga mà tôi đã nhanh chóng đưa ra quyết định và tôi rất vui vì điều đó”.
Phần tiếp theo của tập 2 là cuộc đối đầu đầy hấp dẫn của cặp đôi ứng viên Trần Thanh Dũng, 31 tuổi, có 10 năm kinh nghiệm làm việc và kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, là Huấn luyện viên Thể hình chuyên nghiệp và Đoàn Minh Anh, 28 tuổi, 2 năm liền đạt nhân viên kinh doanh xuất sắc (Ngành hàng tiêu dùng nhanh), từng đưa doanh số khu vực miền Nam của doanh nghiệp đạt 250%. Chủ đề tranh luận của cặp đôi nam ứng viên là: “Có quan điểm về sử dụng nhân sự cho rằng Thái độ quan trọng hơn trình độ. Bạn có ý kiến gì về điều này?”.
Ngân An
Tin khác
-
Xe ô tô điện của VinFast đạt doanh thu "khủng"
-
Tiện ích và an toàn - nhìn từ việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ điện tại Bắc Giang
-
Sáng 27/11: Giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh
-
Hà Nam công bố logo du lịch mới của tỉnh
-
Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel Awards 2024
-
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 9 ngày liên tục
Hợp tác với thương hiệu Malaika (Italia) thiết kế mẫu thời trang từ lụa Việt Nam
(THPL)- Mới đây, tại cuộc làm việc với Sở NN&PTNT Hà Nội, bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia) đã ra mắt,...27/11/2024 09:36:30Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng tầm Thương hiệu Việt
(THPL)- Trong nhiều năm qua, sản phẩm Antimon mang nhãn hiệu A-H của Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang đã đạt được nhiều Huy...27/11/2024 09:38:44Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên: Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân là ưu tiên hàng đầu
(THPL) - Với quan điểm lấy người bệnh là trung tâm, những năm qua, Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã không ngừng nỗ lực...27/11/2024 09:45:08Trường THCS Trần Phú: Phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh qua các chuyên đề bổ ích
(THPL) - Với mong muốn định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,...27/11/2024 09:19:54
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel Awards 2024
(THPL) - Tối 24/11, tại Bồ Đào Nha, Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards (WTA) lần thứ 31 đã vinh danh Sun Group tại 3 hạng mục giải thưởng danh giá, và 2 trong số đó được trao tặng cho các công trình của tập đoàn này ở Phú Quốc. - Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững