Chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ chuyên ngành theo nguyên tắc "người đi theo việc"
(THPL) - Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, nguyên tắc chuyển giao các tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý ngành là "người phải theo việc, người nào việc đấy".
Tin liên quan
- Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản
Thanh Hóa: Họp báo cưỡng chế dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa
Khai trương công viên logistics lớn và hiện đại nhất Việt Nam
Từ 1/2/2025, phạt tới 100 triệu đồng nếu vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn
Phát hiện hàng chục cá thể lợn rừng chết dọc khe suối trong Vườn quốc gia Pù Mát
» Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025
» Bộ Nội vụ định hướng 5 nguyên tắc khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy
» UBTV Quốc hội xem xét, quyết định sáp nhập huyện, xã của tỉnh Ninh Bình
Ngày 10/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì các cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Ngân hàng Nhà nước, BHXH Việt Nam.
Người phải theo việc, người nào việc đấy
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết nguyên tắc chuyển giao các tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý ngành là "người phải theo việc, người nào việc đấy". Nguyên tắc sắp xếp cũng phải tách bạch hợp lý giữa chức năng quản lý Nhà nước của bộ chuyên ngành với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, ông đề nghị các bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty đẩy tiến độ xử lý các công việc theo đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.
"Quá trình sắp xếp kiện toàn bộ máy, phải đảm bảo các tập đoàn, tổng công ty hoạt động ổn định, liên tục, tránh gián đoạn", Phó Thủ tướng nói.
Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, cơ quan này sẽ chuyển giao nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu tại các tập đoàn, tổng công ty về các bộ. Cùng đó, bộ máy nhân sự quản lý của các doanh nghiệp sẽ được chuyển giao theo nguyên tắc "người theo việc".
Quá trình sắp xếp đảm bảo tập đoàn, tổng công ty hoạt động ổn định, liên tục, tránh gián đoạn. Bao gồm chức năng về chủ sở hữu, kinh doanh và triển khai các dự án trọng điểm, thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Ủy ban tiếp tục thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty đến khi hoàn tất việc chuyển giao doanh nghiệp, bộ máy nhân sự về các bộ quản lý ngành. Các bộ quản lý ngành tiếp tục sắp xếp, bố trí theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ…
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, "giao quyền mạnh" cho doanh nghiệp nhà nước
Nhấn mạnh nguyên tắc chuyển giao các tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý ngành là người phải theo việc, người nào việc đấy, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đồng tình việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, "giao quyền mạnh" cho doanh nghiệp nhà nước. Việc sắp xếp phải tách bạch một cách hợp lý giữa chức năng quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành với hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với việc sắp xếp Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các ý kiến thống nhất với phương án chuyển một phần chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của ủy ban về Bộ Tài chính và phần còn lại chuyển về Ngân hàng Nhà nước theo tinh thần "người đi theo việc".
Với nội dung này, ông Phớc cũng cho rằng quá trình sắp xếp, chức năng nhiệm vụ chuyển về đâu thì biên chế về đấy. Cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thì tiếp nhận nhân sự. Do đó các bên phối hợp để triển khai phương án chuyển giao nhân sự, đề xuất chuyển giao trụ sở, tài sản.
Tinh gọn bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Liên quan đến phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu trong quá trình triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần làm tốt công tác tư tưởng để tạo sự đồng thuận trong hệ thống, đồng thời nghiên cứu đề xuất các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phải đảm bảo quy mô hợp lý, đủ người, đủ trách nhiệm để thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát, tính toán để cân đối, đảm bảo giảm đầu mối theo đúng yêu cầu; thực hiện tiếp nhận một phần chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai xây dựng các phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần "một việc một đầu mối".
Ngân hàng Nhà nước đưa ra phương án sắp xếp các vụ, cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; phương án sắp xếp cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở các địa phương.
Trong đó 2 khối giảm lớn nhất là Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố và sắp xếp lại Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng từ mô hình tổng cục xuống thành các cục.
Sắp xếp, hợp nhất 21 ban và tương đương để giảm 5 đơn vị BHXH
Về sắp xếp tinh gọn bộ máy Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH), phương án của Chính phủ đưa ra là sẽ sắp xếp, hợp nhất 21 ban và tương đương để giảm 5 đơn vị. Tương tự, tại BHXH các tỉnh cũng sẽ sắp xếp để giảm 24,6% đầu mối. Ở cấp huyện cũng tiếp tục tinh gọn, tổ chức mô hình liên huyện, giảm đầu mối.
Lưu ý việc tinh gọn để bộ máy gọn nhẹ, giảm chi thường xuyên, hoạt động hiệu quả nâng cao năng lực quản trị quốc gia, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu sắp xếp phải gọn nhẹ hơn trước, hoạt động hiệu quả hơn, chi thường xuyên ít hơn và mức độ đầu mối phải giảm tối thiểu 15%.
Cùng với đó là giảm bớt khâu trung gian; phân cấp phân quyền mạnh hơn, rõ hơn; ứng dụng công nghệ thông tin, thanh toán không dùng tiền mặt mạnh mẽ; yêu cầu bộ máy làm việc phải giữ ổn định để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHXH.
Ông cũng đề nghị BHXH Việt Nam tính toán tên gọi cho phù hợp với một quỹ Nhà nước ngoài ngân sách ở tầm quốc gia, đặt tại Bộ Tài chính nhưng hoạt động độc lập theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm tính liên tục, liên hoàn, phục vụ người dân tốt nhất, mọi lúc, mọi nơi. Bộ Tài chính chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước. BHXH Việt Nam vẫn quản lý Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ BHYT.
Phó Thủ tướng yêu cầu thu gọn đầu mối bộ máy BHXH ở Trung ương, chỉ giữ các đơn vị "xương sống", sáp nhập, hợp nhất các đơn vị có tính chất tương đồng; thu gọn đầu mối bảo hiểm các tỉnh. Đối với các huyện miền núi, do đặc thù địa hình, thì nên giữ nguyên. Còn khu vực đồng bằng có thể thu gọn lại và thành lập mô hình bảo hiểm xã hội liên huyện.
Đưa tập đoàn, tổng công ty về bộ ngành quản lý trước 25/2
Ngày 10/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành văn bản số 141/KH-BCĐTKNQ18 Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Kế hoạch nêu rõ sẽ kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý về các Bộ quản lý ngành và nghiên cứu mô hình tổ chức trực thuộc Chính phủ.
Đối với Đảng bộ một số tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam... chuyển tổ chức đảng về trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.
Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan.
Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm 2024 của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ngày 6/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nêu quan điểm, đưa các doanh nghiệp trở về với các bộ, ngành bao gồm cả hệ thống cán bộ và quản lý nhưng mối quan hệ giữa quản lý vốn và quản lý ngành, giữa chủ sở hữu với chủ quản lý vốn phải được hiệu quả nhất. Đây là vấn đề sẽ làm và phải làm rất nhanh, trước ngày 25/2/2025 phải hoàn thành.
Ủy ban thực hiện sáp nhập, chia tách một cách khoa học, hiệu quả nhất, tránh xáo trộn và gây tâm lý hoang mang trong cán bộ, nhân viên. Đặc biệt, công việc của các đơn vị không để gián đoạn, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nước, để doanh nghiệp Nhà nước là "quả đấm thép", áp dụng công nghệ thông tin, thu hút nguồn lực.
Tú Anh (T/h)
Tin khác
-
Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA
-
Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản
-
Cư dân: “Cuộc sống ý nghĩa hơn khi chuyển về Vincom Shophouse Royal Park”
-
Dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 12/12
-
Bệnh sởi tăng nhanh, TP.HCM đã ghi nhận 2.805 ca mắc
-
Thanh Hóa: Họp báo cưỡng chế dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa
Khai trương công viên logistics lớn và hiện đại nhất Việt Nam
(THPL) - Công viên Logistics Viettel mới khai trương có tổng diện tích hơn 143 ha. Tổng vốn đầu tư gần 3.300 tỷ đồng, có khả năng thông quan...11/12/2024 14:32:46Từ 1/2/2025, phạt tới 100 triệu đồng nếu vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn
(THPL) - Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50 triệu đồng đối với cá nhân...11/12/2024 14:36:25Phát hiện hàng chục cá thể lợn rừng chết dọc khe suối trong Vườn quốc gia Pù Mát
(THPL)- Ngày 9/12, trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con...11/12/2024 14:27:45TP.HCM: Hơn 17.300 doanh nghiệp nợ 3.055 tỷ đồng bảo hiểm xã hội
(THPL) - Tại TP.HCM có 17.365 doanh nghiệp đang nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên với 3.055 tỷ đồng, với 93.000 người lao động.11/12/2024 14:29:54
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024
(THPL) - Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. - Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
- Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024