Chạy thực nghiệm tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận
(THPL) - Sáng ngày 28/12, Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã tổ chức kiểm tra, chạy thực nghiệm toàn tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận từ nút giao Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, đến nút giao An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Theo báo cáo của Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, đến thời điểm này, kinh phí thực hiện dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hơn 14.000 tỷ đồng. Cao tốc có bề rộng mặt đường là 13,75m, gồm 2 làn xe, mỗi làn rộng 3,5m và 2 làn phụ, mỗi làn rộng 2,75m. Dự án chắc chắn sẽ thông tuyến trước ngày 31/12/2020.
Hiện nay, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có thể phục vụ người dân (xe khách dưới 16 chỗ và xe tải dưới 2,5 tấn, với tốc độ £ 40km/giờ) vào dịp Tết Nguyên đán 2021. Trước mắt, người dân sử dụng tạm nền đường được trải cấp phối đá dăm để di chuyển trong dịp Tết. Sau khi thông tuyến, đơn vị thi công tiếp tục công tác dỡ tải, hoàn thiện phần móng đường và mặt đường bê-tông nhựa, các hạng mục an toàn giao thông, điện chiếu sáng, trạm thu phí… để bảo đảm đưa vào vận hành khai thác trong năm 2021.

Trước đó, Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang đã thống nhất tổ chức giao thông cho các loại phương tiện ô-tô dưới 16 chỗ và xe tải dưới 2,5 tấn được phép lưu thông trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tốc độ tối đa cho phép là 40km/giờ, thời gian được phép lưu thông từ 6 giờ đến 17 giờ trong ngày. Các phương tiện chỉ lưu thông một chiều và theo một hướng, không được rẽ ra đường nhánh hoặc từ đường nhánh nhập làn vào đường cao tốc.
Cụ thể, 5 ngày trước Tết Nguyên đán (ngày 7 đến 11/2), các phương tiện lưu thông theo hướng từ Trung Lương đến Mỹ Thuận. 5 ngày sau Tết Nguyên đán (ngày 15 đến 19/2), các phương tiện lưu thông theo hướng từ Mỹ Thuận đến Trung Lương.
Theo báo Vnexpress, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công năm 2009, dài hơn 51 km, đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang. Đây là dự án trọng điểm giảm tải cho quốc lộ 1A. Cao tốc là một trong những tuyến đường huyết mạch, kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dự án có tổng vốn hơn 14.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2013. Tuy nhiên, do nhà đầu tư thiếu năng lực nên công trình bị đình trệ. Sau nhiều lần thay đổi chủ đầu tư và thay đổi cơ quan quản lý dự án từ Bộ Giao thông Vận tải về UBND Tiền Giang, vốn dự án được điều chỉnh là hơn 12.000 tỷ đồng.
Bảo An (tổng hợp)
Tin khác
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá một số loại thép mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc
Xây dựng và ban hành Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược
Đài Loan (Trung Quốc) đăng cai tổ chức vòng chung kết Miss Grand Business World 2025
Bộ Công thương đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Belarus
Nguyên nhân bệnh gout và giải pháp từ Hoàng Thống Phong
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
Thịt và trứng gia cầm Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Singapore
(THPL) - Ngày 2/4, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, sau nhiều nỗ lực vận động, Singapore đã chính thức mở cửa nhập khẩu thịt và...02/04/2025 12:28:20Giải ngoại hạng Anh: Arsenal hạ gục Fulham, Anthony Elanga "gieo sầu" cho Manchester United
(THPL)- Rạng sáng ngày 2/4/2025, vòng 30 Ngoại hạng Anh tiếp tục mang đến những kết quả bất ngờ và căng thẳng, đặc biệt là cuộc đối...02/04/2025 12:25:08Cánh chuồn Thạch Xá – Đồ chơi thủ công Việt vươn ra thị trường thế giới
Xuất phát từ hình ảnh con chuồn chuồn rất đỗi thân thuộc của làng quê Việt Nam, người dân Thạch Xá (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà...02/04/2025 12:45:00Vingroup tổ chức Ngày hội Xanh 2025 tại Ocean City
(THPL) - Ngày 02/04/2025 – Tập đoàn Vingroup công bố sẽ tổ chức Ngày hội Xanh thường niên 2025 tại Ocean City vào ngày 13/04/2025 với chủ đề...02/04/2025 12:17:11