Chất lượng dân sinh Hà Nội – “Cuộc khủng hoảng vô hình”
(THPL) - Người dân Hà Nội trong thời gian vừa qua đã phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy từ việc ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm tiếng ồn,… dẫn đến sụt giảm chất lượng dân sinh nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Liệu đây có phải là một “cuộc khủng hoảng vô hình” giữa lòng thành phố nghìn năm văn hiến?
Tin liên quan
- Gói thầu "khủng” dự án hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được nhà thầu?
Dự báo thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
» Hà Nội đứng trước nguy cơ trở thành "Bắc Kinh thứ 2" vì ô nhiễm không khí
» Hoàng Mai - Hà Nội: Ô nhiễm từ cơ sở sản xuất nhôm Quyết Thắng "tra tấn" người dân
» Gây ô nhiễm môi trường tại Phú Thọ, Công ty Gia cầm Hòa Phát bị phạt hơn 400 triệu đồng
Sống giữa lòng thủ đô vẫn "khổ như thường"
Suốt thời gian từ tháng 9 đến nay, người dân Hà Nội liên tiếp phải đối mặt với hàng loạt những “khủng hoảng” về môi trường, về chất lượng dân sinh, tiêu biểu có thể kể đến vụ nổ nhà máy Rạng Đông, AQI báo động trong suốt những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 với chất lượng không khí ở mức rất có hại cho sức khỏe con người. Gần đây nhất, vụ xả thải trái phép ra đầu nguồn sông Đà khiến người dân Hà Nội “điêu đứng” trước nạn khát nước sạch.
Giữa nhịp sống hiện đại, người dân Hà Nội hoang mang, thi nhau xếp hàng lấy nước sạch, y như thời bao cấp. Kể cả ở chung cư cao cấp hay hộ dân bình thường, người dân thủ đô vẫn có cùng một mối quan ngại về không khí ô nhiễm trầm trọng, về bụi mịn tăng cao, về nhiễm độc thủy ngân vào nguồn nước, về thức ăn mất vệ sinh an toàn thực phẩm và nỗi lo nước sạch sinh hoạt.
Với mức dân số lên đến hơn 8 triệu người, Hà Nội vẫn đang loay hoay trong bài toán cải thiện chất lượng dân sinh. Tuy nhiên, suốt những tháng vừa qua, chất lượng dân sinh trở thành một “cuộc khủng hoảng vô hình”, để rồi “sống giữ lòng thủ đô vẫn khổ như thường”.
Những sát thủ thầm lặng
Không chỉ khủng hoảng về mặt truyền thông, hàng loạt các sự cố về nhiễm độc thủy ngân, không khí ô nhiễm leo thang và sự việc nhiễm dầu sông Đà chính là tác nhân rất lớn, những “sát thủ thầm lặng” ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe và an sinh xã hội thủ đô.
Sở Y tế Hà Nội cũng nhận định việc ô nhiễm môi trường, nước nhiễm dầu, sự gia tăng bụi mịn trong không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là những bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư phổi, da liễu và tiêu hóa. Hiện nay, người dân Hà Nội đứng trước nguy cơ đối mặt cao hơn với các bệnh hen suyễn, tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc... Hơn thế nữa các hạt bụi mịn và siêu mịn - một trong những thành phần chính của không khí ô nhiễm, đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người.
Đi tìm nguyên nhân của “Cuộc khủng hoảng vô hình”
Sự ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại Hà Nội có nguyên nhân chủ yếu từ việc quá tải các phương tiện cá nhân, song song với sự phát triển công nghiệp hóa tại thủ đô. Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết rằng 6,6 triệu phương tiện, trong đó xe máy là 5,7 triệu chiếc đang thải khói ra môi trường mỗi ngày. Mặt khác, nhiều phương tiện công cộng, đặc biệt là xe buýt, trở nên “già nua” và thải ra nhiều khói độc hại hơn bình thường, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng không khí.
PGS.TS Lê Thị Trinh - Trưởng khoa Môi trường (Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho rằng ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi từ nguồn phát thải dân sinh, phương tiện giao thông và hoạt động xây dựng các công trình với hơn 1.000 dự án xây dựng đang được triển khai hiện tại.
Vấn đề bụi mịn PM2.5 gia tăng đã có thời điểm cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia và lớn hơn 20 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng là hệ lụy của việc phát triển đô thị không bền vững, chủ yếu đến từ lượng khí thải công nghiệp quá lớn không qua xử lý.
Đồng thời, sự chậm trễ trong công tác phát hiện, xét nghiệm và công bố kết quả, cùng việc xử lý có phần thụ động của các cơ quan liên quan đã tạo ra sự hoang mang lan rộng trong nhân dân. Đáng nói hơn, các nhu cầu như ăn, uống, sinh hoạt,… là các mặt cơ bản nhất của dân sinh nay lại liên tiếp xảy ra sự cố, tạo ra một “cuộc khủng hoảng” vô hình trong xã hội. Nhiều trang báo cũng đánh giá, việc để xảy ra hàng loạt các sự cố đáng tiếc về dân sinh và môi trường sống cũng trở thành một cơn khủng hoảng truyền thông đáng tiếc của thành phố Hà Nội.
Hoàng Vân
Tin khác
-
Gói thầu "khủng” dự án hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được nhà thầu?
-
Thủy sản Việt và cơ hội xuất khẩu sang thị trường Mỹ
-
Online Friday 2024 chính thức khởi động từ hôm nay 25/11
-
Thành phố Vinh mở rộng gấp đôi, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò thành tâm điểm hút khách
-
Những nhân tố “hâm nóng” thị trường phía Đông Hà Nội trong mùa giao dịch cuối năm
-
Giải mã sức hút của gói cho vay mua nhà linh hoạt bậc nhất thị trường
Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa kết hợp thể thao mạo hiểm có 1-0-2 tại Phú Quốc
(THPL) - Mỗi tối tại thị trấn Hoàng Hôn, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng màn trình diễn đẳng cấp quốc tế của những á quân, quán quân...25/11/2024 14:08:15Góc nhìn TTCK tuần 48/2024: Áp lực vĩ mô đè nặng mở ra cơ hội tích lũy từ vùng đáy
(THPL) - Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 48 đang đối mặt với nhiều thách thức đến từ cả yếu tố trong nước lẫn quốc tế. Dòng...25/11/2024 13:49:00Doanh nghiệp cơ khí chủ động thích ứng, tạo đà phát triển
(THPL) - Cơ khí – máy móc và thiết bị là ngành công nghiệp then chốt, là cơ sở, nền tảng, động lực cho sự phát triển công nghiệp của bất...25/11/2024 14:05:48Giá vàng và ngoại tệ ngày 25/11: Nhẫn trơn vượt 86 triệu/lượng, USD tăng tiếp
(THPL) - Theo khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy, thị trường lạc quan về triển vọng giá vàng trong ngắn hạn. Dựa trên xu...25/11/2024 09:11:32
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt