Cần "thuốc đặc trị" trị sốt đất
(THPL)-Theo các chuyên gia, hơn lúc nào hết cần có nhiều phương thuốc đặc trị để để chặn đứng "cơn điên sốt đất" mà nhiều cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, bộ ngành đang loay hoay tìm giải pháp.
Tin liên quan
9X Sài Gòn và khát khao sở hữu căn nhà đầu đời
Thanh Hóa: Xã Quảng Hùng bán đất cho dân, 29 năm qua chưa được cấp sổ đỏ
Sắp đấu giá gần 4ha đất kim cương ở thành phố Thanh Hóa
Chuyên gia dự báo bất động sản cho thuê sẽ tăng trong năm 2023
Xu hướng BĐS năm 2023: Bùng nổ sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực, phân khúc bình dân
Doanh nghiệp đau đầu
Trước hết, xin lấy câu chuyện của giới doanh nghiệp làm ví dụ. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang “than ngắn thở dài” vì họ đang rất khổ sở vì "sốt" đất. Bởi khi giá đất cao, doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng khi thực hiện giải phóng mặt bằng bồi thường theo mức giá mới mà người dân đưa ra. Điều đó khiến tiến độ dự án ảnh hưởng nghiêm trọng.
Và hệ lụy nhãn tiền khi doanh nghiệp gặp khó vì chi phí giải phóng mặt bằng đẩy lên cao, địa phương giảm sức hút đầu tư, người thu nhập trung bình thấp vì thế mất đi cơ hội mua nhà.
Nhìn ở một chiều hướng rõ ràng hơn, các doanh nghiệp bất động sản không được hưởng lợi gì thậm chí còn khổ vì "sốt" đất, bởi đầu tư dự án từ lúc có kế hoạch triển khai đến khi hoàn thiện pháp lý để mở bán phải mất vài năm. Đất các nơi "sốt", dự án chưa đền bù xong có thể khiến doanh nghiệp bị vạ lây.

Một vị lãnh đạo của doanh nghiệp bất động sản cho biết, nhiều ý kiến cho rằng ngoài công bố thông tin minh bạch, cơ quan quản lý cũng giải thích các thông tin về quy hoạch. Nhưng vấn đề là người dân được tiếp cận thông tin đầy đủ rất ít. Thậm chí doanh nghiệp cũng tiếp cận không nhiều, trong khi mạng xã hội, tin đồn lại dễ dàng lan rộng, muốn sốt chỗ nào là chỗ đó giá tăng chóng mặt.
Dưới góc nhìn của chuyên gia, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cho rằng với các nhà đầu tư là doanh nghiệp nước ngoài có dự án đang triển khai ở Việt Nam, những dự án đã đền bù giải toả 90-95%, nhưng khi giá đất bị đẩy lên dù chỉ còn vài % cần giải phóng mặt bằng để triển khai cũng rất khó thương lượng.
Bên cạnh đó, ở những khu công nghiệp sản xuất dịch vụ, giá đất bị đẩy lên sẽ khiến cho mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mất định hướng và kém hiệu quả. Vòng đời của một dự án khoảng 5 năm nhưng dự án công nghiệp, sản xuất cần tới 20-30 năm nên khi giá đất tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn. Ở góc độ vĩ mô, địa phương bị mất lực hút, mất sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Trên thực tế, "sốt" đất không chỉ khiến doanh nghiệp gặp khó, mà đông đảo người dân bị ảnh hưởng nặng nề.
Cơn "sốt" đất qua đi để lại nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại, thậm chí phá sản trong khi nhà đất bị bỏ hoang. Trong khi đó, đông đảo người thu nhập trung bình và thấp bị mất cơ hội vì mặt bằng giá đẩy lên quá cao.
Nghiêm trọng hơn, ở góc độ pháp lý, theo LS. Trần Thanh Quyết, khi xảy ra các sự kiện pháp lý phát sinh do "cơn sốt" đất gây ra các tranh chấp đất đai tăng mạnh, nguồn lực của hệ thống tư pháp để giải quyết rất lớn, kéo theo nhiều hệ lụy về pháp lý đối với không chỉ nhà đầu tư mà còn lãng phí nguồn lực của toàn xã hội.
Tìm giải pháp hạ nhiệt
Trước tình trạng này, mới đây, 5 bộ gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng hàng loạt địa phương vào cuộc ngăn chặn, hạ nhiệt "sốt" đất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần có nhiều giải pháp đồng bộ để chặn đứng "cơn sốt đất" suốt từ đầu năm đến nay mà cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, bộ ngành có thể áp dụng.

Đơn cử, theo LS. Trần Minh Cường, Đoàn luật sư Tp.HCM, lúc này rất cần thiết xem xét hình sự hóa hành vi thổi giá gây "sốt đất" ảo thu lợi hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Đâu đích thực là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, cần nghiên cứu xây dựng tội danh mới trong Bộ luật Hình sự liên quan đến hành vi này, dù hiện đã có quy định về tội đầu cơ tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015.
Đánh thuế cao những người có nhiều nhà đất cũng là một trong những biện pháp hiệu quả được giới chuyên môn đưa ra.
Đơn cử, tại Trung Quốc, khi có "làn sóng tăng giá đất", ngay lập tức chính quyền địa phương áp thuế suất cao. Điều này có thể áp dụng tương tự như tại Việt Nam. Cụ thể, nếu nhà đầu tư mua đi bán lại sẽ bị đánh thuế cao trong 2-3 năm đầu khi chuyển nhượng. Nhà nước cũng cần đánh thuế những người có nhiều bất động sản và đánh thuế ở mức cao nếu không đưa đất vào sử dụng.
Hiện nay, Nhà nước có chính sách thu hồi đất, chậm đưa vào sử dụng, nhưng chỉ thu hồi những dự án bất động sản không đưa vào sử dụng. Trong khi đó, tại Việt Nam, thuế suất thuộc luật thuế phải được Quốc hội thông qua nên mất nhiều thời gian mới có thể áp dụng. Do đó có thể giao mức thuế suất này cho Chính phủ quyết định để phù hợp với diễn biến thị trường.
Cũng theo các chuyên gia bất động sản, trong tương lai rất cần tiếp tục minh bạch, công khai các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, các dự án đầu tư lớn đã được phê duyệt. Trong đó, chủ yếu là các tỉnh, cần quy hoạch sử dụng đất, có kế hoạch sử dụng đất hằng năm, ví dụ định hướng phát triển TP Hà Nội về hướng nào, mỗi năm sẽ được quy hoạch.
Việc này nằm trong tầm tay của chính quyền các tỉnh, thành nên cần được triển khai hiệu quả, vừa tăng nguồn cung cho thị trường nhà đất, vừa kiểm soát được thị trường bất động sản.
Chính sách quản lý cần thống nhất về cơ chế định giá đất theo thị trường. Về lâu dài nên bỏ khung giá đất do Chính phủ ban hành và giao Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành giá đất theo mục đích sử dụng đất để tính các nghĩa vụ tài chính về đất đai cũng như bồi thường khi thu hồi đất.
Ngoài ra, chính sách tín dụng cũng cần thay đổi ở những giai đoạn sốt giá nhà đất, như giảm hạn mức cho vay từ 70% về 30-50% tùy giai đoạn, kiểm soát việc đầu tư lướt sóng qua dòng tín dụng đổ vào thị trường bất động sản.
Giải pháp cuối cùng là quy hoạch, định vị lại môi giới ngành nghề, lực lượng tham gia chính quy, có trách nhiệm. Nếu ai cũng làm môi giới bất động sản sẽ dễ gây nhiễu loạn thị trường. Ngay cả những người tham gia thị trường cũng phải trang bị kiến thức đầu tư.
Kim Sinh
Tin khác
Cục Đường bộ Việt Nam bị phê bình vì tự ý chia nhỏ gói thầu
Hòa Phát cung cấp 402.000 tấn thép trong tháng 1
Quảng Ninh: Hơn 2.000 thanh niên phấn khởi lên đường nhập ngũ
Đạm Hà Bắc lãi gần 1.800 tỷ đồng trong năm 2022
Lễ hội đình Lục Nà: Nét văn hoá đặc sắc những ngày đầu xuân
BaoViet Bank: Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh
Thanh Hóa: Kỷ luật nhiều đảng viên ở huyện Quan Hóa
(THPL) - Tuyển sinh sai tiêu chí 43 học sinh lớp 6 tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2022-2023, Uỷ ban...06/02/2023 19:33:40Việt Nam cần đa dạng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc
(THPL) - Việc Trung Quốc bỏ các quy định kiểm soát đối với hàng nhập khẩu đang được nhiều ngành hàng nông sản kỳ vọng đẩy mạnh xuất...06/02/2023 17:16:37TP.HCM: Tạm giữ gần 12 tấn đường cát nhập lậu
(THPL) – Mới đây, lực lượng chức năng TP.HCM đã phát hiện và tạm giữ gần 12 tấn đường cát nhập lậu trên địa bàn quản lý.06/02/2023 15:53:51Kon Tum: 30 khinh khí cầu tung bay trên thủ phủ “Quốc Bảo Việt Nam”
(THPL)- Nằm trong chuỗi Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần 2, sáng 6/2, người dân và du khách tham quan vô cùng...06/02/2023 15:51:02
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Làm thế nào để Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen phát triển bền vững?
THPL- Nằm ở cực bắc Tây Nguyên, dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, trung bình mỗi ngày, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đón hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch. - Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm Sữa Uống Lên Men TH true YOGURT PROBIOTICS 18 tỷ...
- Hòa Phát lần đầu xuất khẩu thép dài sang Châu Âu
- Ra mắt Thẻ ghi nợ Quốc tế VPBank Shopee – quà tặng cho các tín đồ mua sắm
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Làm thế nào để Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen phát triển bền vững?
THPL- Nằm ở cực bắc Tây Nguyên, dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, trung bình mỗi ngày, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đón hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch. - LienVietPostBank sớm hoàn thành Basel III và IFRS 9, gia tăng năng lực quản trị...
- ABBANK và Dai-ichi Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược
- Dai-ichi Life Việt Nam được vinh danh trong Top 4 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam...