Cần một lộ trình hợp lý cho việc chuyển xe khách chạy tuyến cố định ra khỏi bến xe Mỹ Đình
(THPL) – Theo tính toán, hơn 400 xe vận chuyển chạy tuyến cố định một ngày sẽ phục vụ cho khoảng 5200 hành khách từ Mỹ Đình về các tỉnh. Nếu số hành khách này phải bỏ tiền đi taxi, xe ôm cho 11 km di chuyển từ Mỹ Đình tới bến xe Nước Ngầm thì hàng ngày người dân sẽ phải tiêu tốn hàng trăm triệu đồng. Trong khi đó, tuyến vành đai 3 vẫn không giải quyết được vấn đề ách tắc, vì thay cho 1 chiếc xe khách chở 50 người là khoảng 30 phương tiện khác nhau cùng di chuyển.
Tin liên quan
- Ông Tập Cận Bình phá vỡ “truyền thống” khi đến Hong Kong
Nhân chứng Nguyễn Mai Phương có thể sẽ khởi kiện hoa hậu Phương Nga
43 trường THPT công lập của Hà Nội hạ điểm chuẩn vào lớp 10
Đức thông qua thỏa thuận bán thêm tàu ngầm hạt nhân cho Israel
Quy định mới về đăng kí kê khai giá sữa trẻ em dưới 6 tuổi
Hành khách bơ vơ, cơ quan chức năng bất ngờ
Như phản ánh của Thương hiệu và Pháp luật trong bài báo trước, mặc dù các lực lượng đã nắm được thông tin các xe sẽ đồng loạt bỏ bến từ sớm nhưng công tác ứng phó vẫn rất bị động, lúng túng.
Trên loa phóng thanh, cán bộ bến xe khách Mỹ Đình chỉ biết liên tục lặp đi lặp lại: “Nếu các xe khách hết giờ dừng đón khách không rời bến chúng tôi sẽ cương quyết xử lý”. Đến 8h15 ngày 30/12, Cảnh sát trật tự và Cảnh sát giao thông và Công an Quận bổ sung huy động xe cứu hộ loại lớn đến để sẵn sàng cẩu các xe đóng cửa, tài xế không có mặt.
Khi xe cẩu tiếp cận xe khách thì tài xế, chủ xe và hàng chục người khác xúm lại, phản đối, kiến nghị khiến thời gian kéo dài. Đến khi lực lượng hình sự xuất hiện thì một vài xe mới thủng thẳng rời bến, cương quyết chạy xe không về, chấp nhận bỏ khách.
Hàng ngàn hành khách đã bị bỏ rơi tại bến, xe các tỉnh tiếp tục dồn về khiến giao thông khu vực hỗn loạn. Có vẻ như sự phản ứng mạnh mẽ và đồng loạt của các tài xế mọi khi rất “ngoan” đã nằm ngoài dự kiến của các cơ quan chức năng. Vì thế, phía bến xe Mỹ Đình hoàn toàn bất ngờ và thụ động ứng phó. Đến tận gần 11h00 ngày 30/12, Sở Giao thông vận tải Hà Nội mới tổ chức điều hàng chục xe bus đến “giải cứu” hành khách và giải toả ùn tắc tại bến xe Mỹ Đình.
Công tác “giải cứu” này khiến giao thông trên đường vành đai 3 hoàn toàn “thất thủ” trong chiều 30/12, với lượng phương tiện tăng đột biến, di chuyển theo hướng bến xe Mỹ Đình – bến xe Nước Ngầm, các phương tiện nhích từng cm trên đường Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến.
Vì đâu nên nỗi?
Trước đó, ngày 22-12, Sở GTVT TP Hà Nội đã có văn bản thông báo về việc sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô tại Hà Nội. Việc sắp xếp, điều chuyển sẽ bắt đầu thực hiện từ 2-1-2017. Theo đó, các nhà xe chạy tuyến Mỹ Đình - Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh từ 2-1-2017 sẽ chuyển sang Bến xe Nước Ngầm. Việc điều chuyển tuyến này được cho là sẽ giảm tình trạng xe khách chạy “xuyên tâm”, dẫn tới ùn tắc giao thông tại Hà Nội.
Hợp đồng chạy tuyến với Sở GT VT Hà Nội vẫn còn đến 15/10/2017. Trước đó, nhiều người vay tiền ngân hàng đầu tư xe chưa thu hồi vốn, nay bị điều chuyển trong thời gian quá ngắn nên các nhà xe phản ứng mạnh, dẫn đến tình trạng hỗn loạn như trên. Theo một nhà xe chạy tuyến Thanh Hoá- Hà Nội, xe của họ chạy tuyến cố định từ Thanh Hóa đi bến xe Mỹ Đình và ngược lại, lộ trình theo đường mòn Hồ Chí Minh, cụ thể: Thanh Hóa – đường mòn Hồ Chí Minh – Xuân Mai – Quốc lộ 21 – Đại lộ Thăng Long – Vành đai 3 trên cao – Mỹ Đình. Lộ trình này không xuyên tâm, đều là các tuyến đường rộng lớn, thông thoáng, gần như không tác động nhiều đến giao thông nội đô Hà Nội, nhưng vẫn bị điều chuyển.
Trong khi đó, hàng loạt các xe chạy “xuyên tâm” Hà Nội vẫn được “ưu ái” ở lại khiến bức xúc của các nhà xe càng tăng cao. Một nhà xe cho biết: “Nhiều xe chạy Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy của tỉnh Hòa Bình (đường mòn Hồ Chí Minh – Xuân Mai – Quốc lộ 6 – Bến xe Yên Nghĩa – Lê Trọng Tấn – Đại lộ Thăng Long – Vành đai 3 tới Bến xe Mỹ Đình) còn chạy xuyên tâm, thường xuyên gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 6 vào giờ cao điểm mà không bị điều chuyển. Hay nhà xe A.H ở Hải Phòng cũng không bị điều chuyển, họ thường xuyên dừng, đỗ, đón trả khách trái quy định tại nút giao thông Khuất Duy Tiến – Big C đã hình thành bến cóc và thường xuyên gây ách tắc giao thông tại khu vực này”.
Theo tính toán thì hơn 400 xe vận chuyển chạy tuyến cố định một ngày sẽ phục vụ cho khoảng 5200 hành khách từ Mỹ Đình về các tỉnh. Nếu số hành khách này phải bỏ tiền đi taxi, xe ôm cho 11 km di chuyển từ Mỹ Đình tới bến xe Nước Ngầm thì hàng ngày người dân sẽ phải tiêu tốn hàng trăm triệu đồng. Trong khi đó, tuyến vành đai 3 vẫn không giải quyết được vấn đề ách tắc, vì thay cho 1 chiếc xe khách chở 50 người là khoảng 30 phương tiện khác nhau cùng di chuyển trên cùng một quãng đường.
Cần một lộ trình phù hợp hơn cho bến xe Mỹ Đình
Căn cứ theo Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ban hành ngày 26/6/2015, Quyết định số 135/QĐ-BGTVT ban hành ngày 15/1/2016, thông tư số 63/2014/TT-BGTVT thì “Trong quá trình tổ chức thực hiện phát sinh các trường hợp như: phát sinh các hành trình mới do có tuyến đường mới được đưa vào khai thác, bến xe mới đưa vào khai thác thì Sở GT VT phải báo cáo về Bộ GTVT để xem xét, ban hành Quyết định điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chi tiết (đột xuất) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 19/NĐ-CP của Chính Phủ”. Quy hoạch của Bộ GTVT và các văn bản bổ sung đã chỉ rõ các tuyến xe cố định trên toàn quốc được phép khai thác ổn định đến 2020, muốn điều chỉnh cũng cần báo cáo trình Bộ GTVT xem xét. Nhưng việc Hà Nội ra quyết định và thời gian thay đổi bến xe chỉ trong vòng 10 ngày thì liệu có hợp lý, hợp tình?
Rõ ràng, những phản ánh của phía các nhà xe là có cơ sở, những bức xúc của họ là có thật. Thế nhưng, việc “giải cứu” tình trạng giao thông thường xuyên ách tắc tại vành đai 3 của Hà Nội cũng ở tình thế bắt buộc. Vậy giải pháp nào để cân đối quyền lợi giữa hành khách, nhà xe và cơ quan quản lý để tránh tình trạng trên tái diễn? Việc cưỡng chế bắt nhà xe di chuyển ngay lập tức, thể hiện quyền lực hành chính như vậy có hợp lý hay không? và có thể dễ dẫn đến một vụ khởi kiện của các chủ xe về quyết định hành chính? Nên chăng, cần giãn thời gian để các nhà xe ở bến xe Mỹ Đình phục vụ hành khách qua Tết âm lịch, sau đó hoàn toàn di chuyển sang tuyến mới từ 01/06/2017? Câu trả lời xin dành cho cơ quan chức năng là Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Sơn Tùng
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt