Các tác phẩm điện ảnh phơi bày chân thực những mảng tối của xã hội Hàn
(THPL) - Nền điện ảnh Hàn Quốc đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong hơn một thập kỷ qua với số lượng lớn các tác phẩm đình đám được đón nhận nồng nhiệt từ giới phê bình cũng như khán giả Quốc tế.
Tin liên quan
- Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
Hơn 300 doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh chung tay kích cầu du lịch
» Fast and Furious: Hobbs and Shaw thắng lớn với 150 tỷ, hứa hẹn tương lai rộng mở cho vũ trụ điện ảnh Fast
» Vũ trụ quái vật MonsterVerse là gì mà khiến các vũ trụ điện ảnh hùng mạnh khác phải dè chừng?
» Quỳnh Chi dốc hết sức cho vai trò nhà sản xuất phim điện ảnh
Từ phim tình cảm, gia đình, hài hước, châm biếm cho đến hành động, trinh thám, kinh dị; sức ảnh hưởng của điện ảnh xứ Kim Chi đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và dần khẳng định thực lực không hề thua kém các bom tấn Hollywood.
Bên cạnh những thước phim đẹp, những bản nhạc chạm vào trái tim khán giả, điện ảnh xứ Hàn thực sự chinh phục các tín đồ của môn nghệ thuật thứ bảy bằng kịch bản chất lượng, dũng cảm khai thác những mảng màu sáng tối của xã hội Hàn Quốc một cách chân thực, giàu cảm xúc nhưng cũng đầy ám ảnh. Hãy cùng điểm qua 6 bộ phim mang tính thời sự và xã hội, phơi bày những mảng tối của xã hội Hàn Quốc mà khán giả không nên bỏ qua.
Silenced (2011) và Hope (2013): Tái dựng hai vụ án ấu dâm khiến dư luận Hàn Quốc phẫn nộ
Cùng khai thác đề tài ấu dâm và dựa trên những sự kiện có thật, nếu như Silenced (Sự im lặng) là nỗi đau không thể nói thành lời, một nốt lặng đáng sợ về niềm tin con người vào pháp luật và công lý, thì Hope (Niềm hy vọng) cũng là một quả bom gây chấn động cả đất nước, khơi lên làn sóng phẫn uất trong dư luận.
Silenced (Sự im lặng) được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nữ nhà văn Kong Ji Young, dựa trên sự kiện có thật từng xảy ra từ năm 2000 đến 2005 tại trường khiếm thính Inhwa, thành phố Gwangju. Nhân vật chính của phim là Kang In Ho (do Gong Yoo thủ vai) - một giáo viên mỹ thuật biết dùng thủ ngữ vừa chuyển đến dạy ở ngôi trường dành cho trẻ câm điếc. Tại đây, anh đã phát hiện ra tội ác bạo hành và xâm hại tình dục của các giáo viên, mà nạn nhân chính là các em học sinh non nớt, tật nguyền, không có khả năng tự vệ. Với trách nghiệm, tình thương và lòng dũng cảm, hành trình đấu tranh cho sự thật và đi tìm công lý của In Ho bắt đầu.
Bản án chưa đến 2 năm tù mà những kẻ tội đồ phải chịu khiến cả đất nước dậy sóng. Trong vòng chưa đầy một tháng kể từ ngày ra mắt vào 22/09/2011, Ủy ban Chống bạo lực tình dục đã kêu gọi được hơn 50.000 chữ ký yêu cầu lật lại vụ án.
Hope (Niềm hy vọng) cũng là một bộ phim đề tài ấu dâm dựa trên sự kiện có thật gây chấn động dư luận xứ Kim Chi. Trên đường đi học về, Nayoung (8 tuổi) bị một người đàn ông trong tình trạng say rượu bắt cóc tới một nhà vệ sinh công cộng, hãm hiếp và đánh đập tàn bạo, khiến em chịu tổn thương nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần. Thủ phạm sau đó đã bị bắt, được xác định tên Jo Doo Soon, 57 tuổi. Sự việc sau đó tiếp tục trở thành đề tài được quan tâm khi tại phiên tòa xét xử, tên ấu dâm này chỉ bị kết án 12 năm tù - một bản án quá nhẹ đối với một tội ác man rợ và thú tính của hắn.
Vượt trên sự mất mát, đớn đau và căm phẫn đầy ám ảnh, Hope lấy đi nước mắt của khán giả không chỉ bởi nỗi đau mà chính là nhờ câu chuyện của tình yêu thương, là ánh lửa của niềm hy vọng thắp lên nơi đường hầm tăm tối và tuyệt vọng.
Train to Busan (2016): Sự phân biệt giai cấp trong xã hội và và câu hỏi day dứt về nhân tính con người trước thảm họa
Lần đầu ra mắt khán giả năm 2016, lấy đề tài tận thế và xác sống, Train to Busan (Chuyến tàu tới Busan) đã vượt lên motif phim thảm họa, hành động quen thuộc, trở thành món ăn đặc sắc, đáng nhớ trên bàn tiệc điện ảnh xứ Kim chi những năm vừa qua.
Phim lấy bối cảnh đất nước Hàn bị tấn công bởi một loại virus bí ẩn, biến con người thành những xác sống hung hăng, khát máu. Có mặt trên chuyến tàu từ Seoul tới Busan là nhân vật chính Seok-woo (do Gong Yoo thủ vai) cùng con gái, hai vợ chồng chuẩn bị đón đứa con đầu lòng và một số cô cậu học sinh cấp 3. Khi đại dịch xác sống bất ngờ bùng phát, họ buộc phải đương đầu với nó, bảo vệ những người thân yêu của mình. Hành trình từ Seoul tới vùng an toàn Busan bỗng trở thành cuộc chiến sinh tồn khốc liệt.
Bên cạnh những câu chuyện cảm động, lấy đi nước mắt khán giả qua mối quan hệ cha con, vợ chồng, bạn bè và nhân tính của con người trước thảm họa, Train to Busan là lời phê phán đanh thép sự phân biệt giai cấp, những kẻ nắm quyền lực ích kỉ gây ra thảm họa tận thế, đặt tiền bạc lên đầu và coi khinh tính mạng của đồng loại.
Parasite (2019): Khi kẻ giàu hay người nghèo đều là những ký sinh trùng
Parasite (Tựa tiếng Việt: Ký sinh trùng) ra mắt tại Liên hoan phim Cannes 2019 và, là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên chiến thắng ở hạng mục cao quý nhất - Cành Cọ Vàng.
Câu chuyện bắt đầu ở căn hộ dưới tầng hầm nghèo khổ ở Seoul (Hàn Quốc), nơi Ki-woo (Choi Woo-shik đóng) cùng bố mẹ Ki-taek (Song Kang-ho) và Choong Sook (Jang Hye-jin) cùng em gái Ki-jeong (Park So-dam) chật vật sống qua từng ngày. Tình cờ trở thành gia sư cho con gái của ngài Park (Lee Sun-kyun), Ki-woo lên kế hoạch lừa đảo nhằm đưa người thân của mình vào làm việc trong ngôi nhà này. Tuy nhiên, biến cố xảy ra khiến mọi chuyện trở nên phức tạp.
Đạo diễn Bong Joon-ho chuyển tải sự phân biệt giàu - nghèo dưới lăng kính trào phúng mà vô cùng tinh tế trong từng chi tiết ông mang lên màn ảnh. Trong khi gia đình ông Park tận hưởng cuộc sống với tiện nghi xa hoa, những món đồ đắt đỏ, nhà Ki-taek vật lộn để kiếm ăn qua ngày, sục sạo bắt từng vạch sóng wi-fi từ hầm vệ sinh. Nhà Ki-taek, thâm nhập vào nhà ông Park giống như những con ký sinh trùng đeo bám và bòn rút sức sống của vật chủ. Thế nhưng, bản thân gia đình ông Park cũng không thể tự làm chủ chính ngôi nhà, cuộc sống, họ trả tiền để sống “ký sinh”, phụ thuộc vào chính những người giúp việc của mình.
Ghost Walk (2019): Sự vô cảm, lạnh lùng đến đáng sợ của con người trong xã hội hiện đại
Ghost Walk (Tựa Việt là Lạc Hồn) là phim của nữ đạo diễn Yu Eun-jeong, xoay quanh nhân vật Hye-jeong (Han Hae-in) – một cô gái có tính cách tẻ nhạt đang làm việc trong một nhà máy vùng ngoại ô. Trầm lặng và vô cảm, Hye-jeong sống như một bóng ma, cắt đứt liên lạc với người thân, không giao lưu bạn bè, khóa cửa trái tim trước tình yêu. Cô thậm chí thờ ơ trước sự cầu cứu tuyệt vọng của cô bé Su-yang (Gam So-hyun) trong cơn thập tử nhất sinh. Và rồi, Hye-jeong bị đâm chết, thực sự trở thành hồn ma theo đúng nghĩa đen, lang thang nơi mình sinh sống, đi ngược lại thời gian và trải nghiệm lại những biến cố xảy của cuộc đời.
Bộ phim ám ảnh nhiều người về lối sống ích kỷ, thờ ơ của con người trong xã hội hiện đại. Rốt cuộc giá trị vật chất chúng ta đang theo đuổi là gì vậy? Chúng ta tồn tại có ý nghĩa gì? Có phải thế giới đang trở nên đáng sợ bởi sự im lặng của mình không?
Được nhào nặn dưới bàn tay của nữ đạo diễn trẻ Yu Eun-jeoung, cùng sự tham gia của dàn diễn viên Han Hae-in, Gam So-hyun, Jeon So-nee, Lee Ja-min, Lee Seung-chan, Lee Young-soo, Lạc Hồn giành giải thưởng bình chọn của khán giả tại Liên hoan phim Bucheon International Fantastic Film Festival (BIFAN) năm 2018.
Lạc Hồn sẽ ra mắt khán giả Việt Nam từ ngày 13.09.2019.
Ngân An
Fast and Furious: Hobbs and Shaw thắng lớn với 150 tỷ, hứa hẹn tương lai rộng mở cho vũ trụ điện ảnh Fast
Vũ trụ quái vật MonsterVerse là gì mà khiến các vũ trụ điện ảnh hùng mạnh khác phải dè chừng?
Quỳnh Chi dốc hết sức cho vai trò nhà sản xuất phim điện ảnh
Jordan Peele - đạo diễn của siêu phẩm kinh dị "Chúng Ta" và gia tài điện ảnh chất lượng đáng ngưỡng mộ
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt