Bộ Y tế yêu cầu các địa phương chủ động giám sát, sẵn sàng ứng phó dịch COVID-19
(THPL) - Để tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.
Tin liên quan
- Trường Cao đẳng Công nghệ Sài Gòn tổ chức Ngày Hội Thông tin Tuyển sinh – SGT Open Day
Người dân cần chủ động phòng tránh các bệnh hô hấp khi trời chuyển lạnh
Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc việc bỏ xét tuyển sớm
Vinamilk đồng hành các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
Bộ Y tế ban hành 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030
» Bộ Y tế yêu cầu xác minh thuốc giả xuất hiện tại chợ thuốc lớn nhất Hà Nội
» Bộ Y tế cảnh báo thuốc Cephalexin 500 giả trên thị trường
» Bộ Y tế đề xuất đánh thuế theo hàm lượng đường trong đồ uống
Ngày 12/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Theo Bộ Y tế, trong 7 ngày vừa qua (5-11/4), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó. Nhóm người bệnh từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 trường hợp (chiếm 30,2% số mắc mới). Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng, số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra.
Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây nhưng một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus các biến thể mới trong tương lai.
Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, Bộ Y tế đề nghị UBND các địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ- CP của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ. Triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao. Đồng thời, chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.
Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Các địa phương cũng cần tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.
Chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị.
Chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị. Tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới.
Cùng đó tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vaccine; nâng cao sự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Liên quan đến dịch bệnh COVID-19, ông Khổng Minh Tuấn – Phó giám đốc CDC Hà Nội cho biết, số ca mắc COVID-19 gia tăng trong thời gian qua là do thay đổi thời tiết, nhiệt độ nóng ẩm thất thường tạo điều kiện cho virus phát triển. Trên thực tế không chỉ COVID-19 mà các bệnh khác như: cúm hay thủy đậu, tay chân miệng cũng dễ gia tăng trong điều kiện thời tiết như hiện nay.
Vấn đề thứ hai là ý thức chủ quan quên lịch tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 hoặc tiêm không đầy đủ. Theo đó, nếu ai chưa tiêm đủ 2 mũi cần đi tiêm đầy đủ. Ai tiêm đủ rồi, đến thời gian tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 thì cần phải đi tiêm theo đúng lịch. Thứ 3, việc người dân chủ quan không đeo khẩu trang nơi công cộng cũng là nguyên nhân khiến virus lây nhiễm ra cộng đồng. Thứ 4, miễn dịch cộng đồng hoặc miễn dịch do tiêm vaccine đã suy giảm khiến nhiều người đã mắc rồi, giờ tái nhiễm.
Ông Khổng Minh Tuấn lưu ý để phòng COVID-19 cần tiêm vaccine đủ mũi, đúng lịch, đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao như người già, người có bệnh mạn tính, béo phì, suy giảm miễn dịch…; trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Thực hiện khuyến cáo 2K đó là khẩu trang và khử khuẩn. Đặc biệt cần đeo khẩu trang ở nơi đông người, nơi công cộng, nhất là trong không gian kín, chật hẹp.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần phòng chống dịch bằng cách như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới.
Thanh Mai (T/h)
Tin khác
-
Hà Tĩnh: Bắt giữ 2 đối tượng, mua bán hơn 4,5 triệu USD qua biên giới
-
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra xuất hóa đơn điện tử từng lần bán tại cây xăng
-
Nghệ An: Khai mạc Hội chợ xúc tiến Công thương và Sản phẩm làng nghề truyền thống năm 2024
-
Trường Cao đẳng Công nghệ Sài Gòn tổ chức Ngày Hội Thông tin Tuyển sinh – SGT Open Day
-
Khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất tại Quảng Nam
-
21 năm CEO Phú Quốc: Dấu ấn tiên phong tại Đảo Ngọc
Kiến tạo không gian sống thoải mái với thiết kế nhà phố thông minh cùng Xây dựng Trường Sinh
(THPL) - Với những ngôi nhà phố, nơi diện tích thường bị hạn chế, việc tối ưu hóa không gian sống không chỉ là một yêu cầu, mà còn là...10/12/2024 15:55:00Người dân cần chủ động phòng tránh các bệnh hô hấp khi trời chuyển lạnh
(THPL) - Hiện nay, khi mùa lạnh và hanh khô bắt đầu, mọi người dễ gặp phải các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi...10/12/2024 17:17:45Thị trường tàu xe Tết "nóng" từng ngày, nhiều chặng đã hết vé
(THPL) - Còn gần 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng thị trường vé tàu, xe, máy bay đang trở nên 'nóng' từng ngày, nhiều...10/12/2024 17:33:29Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn thắp sáng cây thông Noel, khởi động Năm Du lịch 2025
THPL - Ngày 7/12/2024, tại Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn, sự kiện Festival Famtrip 2024 và Lễ thắp sáng cây thông Noel do Tập đoàn CEO tổ chức đã...10/12/2024 17:33:55
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024
(THPL) - Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. - Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
- Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Xổ số miền nam nhanh nhất