Bộ Y tế hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại các chợ khi áp dụng Chỉ thị 16
(THPL) - Mới đây, Bộ Y tế đã hỏa tốc gửi công văn số 5858/BYT-MT gửi Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Tin liên quan
- Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ nắng hanh, lạnh về đêm và sáng sớm
» Bộ Y tế đề nghị tạo điều kiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người vận chuyển hàng hoá
» Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19
» Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin COVID-19 Janssen
Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, công văn do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành, đề nghị Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với Bộ Y tế tổ chức phổ biến, tập huấn hướng dẫn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổ chức truyền thông về các quy định phòng chống dịch tại Hướng dẫn. Phối hợp với Bộ Y tế để chỉnh sửa, bổ sung Hướng dẫn khi cần thiết. Đối với UBND cấp tỉnh, tổ chức phổ biến, chỉ đạo triển khai, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Hướng dẫn. Tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, có thể điều chỉnh Hướng dẫn cho phù hợp. Tổ chức, đôn đốc các chợ đánh giá an toàn COVID-19 và cập nhật lên hệ thống antoancovid.vn.
Tổ chức xét nghiệm SARS-COV-2 bằng test nhanh kháng nguyên cho người quản lý, làm việc, bán hàng tại chợ hàng tuần. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân về các qui định phòng, chống dịch khi đến và mua bán tại các chợ. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các chợ trên địa bàn; dừng hoạt động ngay đối với những chợ không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo qui định.
Theo Bộ Y tế, hướng dẫn đã phân rõ với Quản lý chợ; hộ kinh doanh; khách hàng; người lao động tại chợ cần phải làm những việc để phòng chống dịch như sau:
Đối với quản lý chợ
Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 cho chợ. Kế hoạch/phương án quy định rõ người chịu trách nhiệm thực hiện... Ký cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện, tuân thủ các quy định, khuyến cáo về phòng, chống dịch COVID-19. Tổ chức mua hàng tại chợ theo quy định một chiều (chiều vào, chiều ra khác nhau).
Tạo mã QR điểm kiểm dịch tại cửa vào chợ, cung cấp đầy đủ khẩu trang và yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng phải khai báo y tế qua quét mã QR điểm kiểm dịch hoặc trên ứng dụng VHD hoặc khai trên giấy hàng ngày khi vào chợ, thực hiện Thông điệp 5K... Có biện pháp kiểm soát mật độ người vào chợ đảm bảo quy định phòng, chống dịch, giữ khoảng cách an toàn theo quy định.
Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh hoặc được xác định là người tiếp xúc vòng 1 (F1) hoặc người tiếp xúc vòng 2 (F2) khi đang làm việc tại chợ. Trường hợp không thể bố trí phòng cách ly tạm thời thì phải bố trí một khu vực cách ly tạm thời tách biệt hoàn toàn với các khu vực bán hàng trong chợ.
Bố trí và chỉ định khu vực giao nhận hàng hoá gần cửa ra vào chợ; bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân lực để khử khuẩn phương tiện, hàng hoá tại khu vực giao nhận hàng hoá nếu cần thiết; hạn chế tiếp xúc giữa người giao hàng và người nhận hàng...
Tổ chức theo dõi sức khỏe của người lao động/làm việc, người bán hàng hàng ngày; không được bố trí làm việc đối với người có một trong các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe tại nhà trước khi đến nơi làm việc và không đi làm nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở… và phải báo cho đơn vị quản lý, y tế địa phương để được tư vấn và xử trí theo quy định.
Phát loa trong thời gian họp chợ để nhắc nhở khách hàng, hộ kinh doanh thường xuyên thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 (thực hiện Thông điệp 5K …).
Tại các cửa hàng, gian hàng
Thực hiện giãn cách giữa các hộ kinh doanh, gian bán hàng, cửa hàng phù hợp tình hình thực tế tại chợ để bảo đảm khoảng cách an toàn phòng, chống dịch COVID-19; tốt nhất bố trí vách ngăn giữa các hộ kinh doanh, gian bán hàng, cửa hàng; giảm ít nhất 50% số người làm việc đối với gian hàng có trên 10 người làm việc, bán hàng hoặc theo quy định của chính quyền địa phương.
Kẻ vạch giãn cách giữa khách hàng với người bán hàng và giữa các khách hàng theo quy định. Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay... Thực hiện vệ sinh khử khuẩn. Yêu cầu các hộ kinh doanh phải ký cam kết thực hiện tuân thủ các qui định, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 và các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Khi phát hiện người có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở tại chợ, thực hiện xử trí.
Đối với hộ kinh doanh
Chỉ bán các mặt hàng thiết yếu theo quy định, tuân thủ việc sắp xếp nơi bán hàng của đơn vị quản lý chợ bảo đảm khoảng cách an toàn phòng, chống dịch, đảm bảo các qui định về an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc không đến chợ nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc luôn thực hiện Thông điệp 5K và các quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của đơn vị quản lý chợ.
Thông báo ngay cho cán bộ quản lý chợ, cán bộ đầu mối phụ trách phòng, chống dịch tại chợ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của người có thẩm quyền của chợ. Nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách khi chờ mua hàng.
Quản lý người lao động/làm việc, người bán hàng về các thông tin như họ tên, năm sinh, số CMT/CCCD, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, địa chỉ quê quán, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1, F2. Đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch đối với cửa hàng, gian bán hàng...
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ khách hàng, người lao động/làm việc không đến chợ nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Người lao động/làm việc, người bán hàng thực hiện khai báo y tế hàng ngày khi đến chợ để làm việc. Khách hàng thực hiện khai báo y tế khi đến chợ mua hàng. Luôn thực hiện Thông điệp 5K.
Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong thời gian di chuyển từ nơi ở đến chợ và ngược lại. Khách hàng chỉ đi chợ theo đúng ngày được quy định trên Thẻ vào chợ và nộp Thẻ vào chợ cho đơn vị quản lý chợ tại cổng vào chợ....
Minh Anh (tổng hợp)
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Trẻ bị táo bón kéo dài là bệnh gì
- Làm răng implant giá bao nhiêu 2024