19:16 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về tiêm chủng vaccine bắt buộc

19:31 03/05/2023

(THPL) - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản hướng dẫn xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng các vaccine trong tiêm chủng mở rộng.

Theo đó, đối tượng, lịch tiêm chủng vaccine bắt buộc trong Tiêm chủng mở rộng được quy định như sau:

Trẻ sơ sinh: Tiêm vaccine viêm gan B.

Trẻ dưới 1 tuổi: Tiêm vaccine BCG (lao), bOPV (bại liệt), DPT-VGB-Hib (vaccine phối hợp phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, IPV (vaccine bất hoạt phòng bệnh bại liệt), sởi.

Trẻ 1 - 5 tuổi: Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản B.

Trẻ 18 - 24 tháng: Tiêm vaccine sởi-rubella, DPT (bạch hầu, ho gà, uống ván).

Phụ nữ có thai: Tiêm vaccine uốn ván.

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc. Ảnh minh hoạ

Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, đối tượng, lịch tiêm chủng các vaccine khác đưa vào Tiêm chủng mở rộng trong thời gian tới bao gồm:

Trẻ dưới hoặc trên 1 tuổi: Vaccine IPV mũi 2. Hiện vaccine này tiếp tục được triển khai tiêm miễn phí cho trẻ từ 9 tháng tuổi trên toàn quốc theo dự án do GAVI hỗ trợ.

Trẻ 7 tuổi: Tiêm vaccine phòng bạch hầu, uốn ván sẽ được triển khai cho trẻ từ 7 tuổi tại vùng nguy cơ cao theo đề xuất của các tỉnh, thành phố.

Trẻ dưới 1 tuổi: Vaccine Rota.

Các vaccine được đưa vào trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine Bộ Y tế, tình hình dịch tễ các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Liên quan đến công tác tiêm chủng, trước đó trong Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới năm 2023 (từ ngày 24 - 30/4), Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) khuyến khích các nỗ lực tại Việt Nam nhằm đảo ngược tình trạng sụt giảm đáng kể tỷ lệ tiêm chủng các mũi vaccine thiết yếu khiến nhiều trẻ em không được bảo vệ trước các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Đại dịch COVID-19 là thách thức đối với tất cả các quốc gia, nhưng với sự lãnh đạo mạnh mẽ và quyết liệt của Chính phủ cùng với những nỗ lực của cộng đồng tại Việt Nam đã giúp bảo vệ cuộc sống của người dân, duy trì phát triển kinh tế xã hội.

Theo WHO, Việt Nam được công nhận trên toàn cầu là đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 liều cơ bản một cách nhanh chóng và an toàn trên quy mô lớn. Việt Nam đã đảm bảo vaccine đến được khắp mọi nơi trên toàn quốc để bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương nhất.

Tuy nhiên, chính trong giai đoạn thử thách này đã xảy ra những trở ngại đáng kể đối với việc bao phủ tiêm chủng định kỳ cho trẻ em, do các dịch vụ y tế bị gián đoạn, các trung tâm y tế phải đóng cửa, các gia đình thực hiện giãn cách xã hội, và việc xuất nhập khẩu vaccine, bơm kim tiêm cũng như các vật tư y tế khác cho tiêm chủng định kỳ bị gián đoạn...

Văn Nam (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu